Phát hiện hành tinh có thể chứa sự sống cách Trái đất 100 năm ánh sáng

TESS, chương trình “săn hành tinh” của NASA, đã tìm thấy một ngoại hành tinh có khả năng chứa sự sống đầu tiên có kích cỡ ngang với Trái đất, quay quanh một ngôi sao cách chúng ta khoảng 100 năm ánh sáng.
NASA sẵn sàng đưa các nhà du hành Mỹ trở lại Mặt Trăng năm 2024Xuất hiện ánh sáng trắng kỳ quái trên sao HỏaNASA mở tour tham quan Trạm vũ trụ quốc tế ISS
phat hien hanh tinh co the chua su song cach trai dat 100 nam anh sang
Ảnh minh họa hành tinh TOI 700 d. (Ảnh: NASA).

Phát hiện này được thông báo trong cuộc họp lần thứ 235 của Hiệp hội Thiên văn học Mỹ tại Honolulu ngày 6/1.

Hành tinh trên là thành viên của một hệ thống đa hành tinh quay xung quanh TOI 700, một ngôi sao lùn nhỏ, lạnh, trong chòm sao Dorado. Ngôi sao này có khối lượng và kích cỡ chỉ bằng 40% Mặt trời của chung ta, có nhiệt độ bề mặt chỉ bằng một nửa.

Hành tinh được biết đến với tên TOI 700d, một trong 3 hành tinh quay quanh ngôi sao lùn trên. Đây là khoảng cách phù hợp để giúp hỗ trợ nước lỏng trên bề mặt tại vùng có thể có sự sống của ngôi sao này.

Các nhà thiên văn học cho biết khám phá của họ sử dụng khả năng hồng ngoại của Kính viễn vọng không gian Spitzer của NASA. Họ cũng mô hình hóa môi trường của hành tinh này để tiếp tục điều tra về khả năng có sự sống của nó.

Phát hiện này rất thú vị đối với các nhà thiên văn học bởi đây là một trong những số ít hành tinh có khả năng có sự sống bên ngoài Hệ Mặt trời có kích thước tương đương với Trái đất.

TOI 700d nằm ngoài cùng trong 3 hành tinh kể trên, hoàn thành một quỹ đạo quanh ngôi sao chủ trong khoảng thời gian tương đương với 37 ngày trên Trái đất. Từ ngôi sao nhỏ hơn, hành tinh này nhận khoảng 86% năng lượng mà Mặt trời cung cấp cho Trái đất. Một nửa của hành tinh này được cho là lúc nào cũng là ban ngày.

Hai hành tinh khác trong hệ thống này, TOI 700 b và c, thì khác. Hành tinh trong cùng, TOI 700b, có kích thước như Trái đất và là một hành tinh đá, hoàn thành quay quanh sao chủ trong khoảng 10 ngày. Hành tinh thứ hai là TOI 700c, được coi là một hành tinh khí, kích thước tầm như Trái đất và Hải vương tinh, hoàn thành quỹ đạo trong 16 ngày.

"TESS được thiết kế và phóng đặc biệt để tìm các hành tinh có kích thước như Trái đất quay quanh các ngôi sao gần đó", Paul Hertz, giám đốc bộ phận vật lý thiên văn tại Trụ sở NASA ở Washington, cho biết. "Các hành tinh xung quanh các ngôi sao gần đó dễ theo dõi nhất với các kính viễn vọng lớn hơn trong không gian và trên Trái đất. Khám phá TOI 700 d là một phát hiện khoa học quan trọng đối với TESS. Xác nhận kích thước và trạng thái vùng có thể chứa sự sống của hành tinh này là một chiến thắng khác của Spitzer khi kính viễn vọng này kết thúc hoạt động khoa học vào tháng 1 năm nay”.

Trong tương lai, các sứ mệnh như Kính viễn vọng Không gian James Webb của NASA, ra mắt vào năm 2021, có thể xác định xem các hành tinh có khí quyển và các thành phần khí quyển hay không.

Theo Ngày nay