Phát triển bất động sản du lịch xanh còn nhiều 'rào cản'

"Cuộc chơi" mới trên thị trường bất động sản nghỉ dưỡng sau dịch là xu hướng thiết kế xanh, kiến trúc bền vững trong xây dựng các dự án nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, việc phát triển bất động sản du lịch xanh có nhiều “rào cản”.
Hiến kế phục hồi thị trường bất động sảnKinh doanh bất động sản: Nghị định 02 giúp dân yên tâm mua nhàGiảm áp lực tăng giá cho bất động sản Hà NộiBất động sản du lịch cần vượt qua những thách thức nào trong năm 202

Trong quá trình triển khai, các dự án du lịch và bất động sản (ĐBS) nghỉ dưỡng cũng gặp rất nhiều các khó khăn thách thức từ chủ quan nội tại đến khách quan tự nhiên.

Có nhiều thách thức

Trước đây, BĐS du lịch thường bị coi là một trong các yếu tố góp phần làm tác động ảnh hưởng môi trường thiên nhiên (khai thác tài nguyên quá mức, chặt cây đào núi, lấn biển lấp sông, xả thải, …). Trong dòng chảy của xu thế kinh tế xanh và du lịch xanh ngày nay, các dự án công trình du lịch và BĐS du lịch nói riêng cũng không thể nằm ngoài mà đã, đang và sẽ tiếp tục phải góp phần lớn quan trọng vào việc kiến tạo, duy trì và phát triển du lịch xanh.

Phát triển bất động sản du lịch xanh còn nhiều 'rào cản' - Ảnh 1
Ông Nguyễn Hoàng, chuyên gia nghiên cứu và bất động sản. (Ảnh: PV).

Nhưng chính các dự án BĐS xanh vừa có tính phát triển và bảo vệ cho môi trường thiên nhiên mà còn mang lại hiệu quả cho phát triển kinh tế du lịch xanh, đồng thời hiệu quả cho chính dự án. Đó chính là các dự án hoà hợp với thiên nhiên.

Các dự án du lịch và ĐBS nghỉ dưỡng trong quá trình triển khai, cũng gặp rất nhiều các khó khăn thách thức từ chủ quan nội tại đến khách quan tự nhiên. Ngoài ra khi được bổ sung, tăng cường, đổi mới trong các công tác triển khai và quản lý các dự án thì phát triển du lịch xanh mới đi đúng hướng cũng như giải quyết được các vấn đề thách thức này thì sự phát triển xanh mới thực sự bền vững.

Những khó khăn - thách thức khi phát triển BĐS du lịch xanh như sự thay đổi của thời tiết khí hậu dẫn đến thay đổi tự nhiên: mùa mưa bão hoặc thay đổi dòng chảy (ví dụ sự hình thành của cù lao ngay gần Cửa Đại), sói lở, xâm thực làm ảnh hưởng đến các dự án và điều kiện sống cư dân.

Thiếu hoặc thay đổi quy hoạch, kiến trúc lẫn lộn/thay đổi giữa BĐS du lịch và BĐS nhà ở, tập trung quá nhiều vào biệt thự và condotel với mật độ dày đặc, thay đổi cảnh quan (ví dụ dọc công viên Biển Đông – Đà Nẵng, nhiều công trình che chắn tầm nhìn)

Một điểm quan trọng đáng lưu ý là khi du lịch phát triển thì thường kéo theo vấn đề rác thải. Nhiều nơi phát triển du lịch nhưng vấn đề rác thải ít được quan tâm đúng mức (hạn chế rác thải, xử lý rác thải) do nhiều nguyên nhân trong đó có cả vấn đề ý thức người du lịch.

Mộ số dự án ở một vài nơi khác khi triển khai thì người dân địa phương mất quyền lợi được hưởng/sử dụng thiên nhiên tại chính nơi họ ở sinh sống (dự án làm resort nghỉ dưỡng phải rào chắn bãi biển và ngăn cấm người dân địa phương vào). Vấn đề này xảy ra ở khắp nơi từ bắc đến nam. Vậy làm sao chính quyền địa phương – chủ đầu tư phải giải quyết thỏa đáng.

Phát triển bất động sản du lịch xanh còn nhiều 'rào cản' - Ảnh 2
Các dự án BĐS xanh vừa có tính phát triển và bảo vệ cho môi trường thiên nhiên mà còn mang lại hiệu quả cho phát triển kinh tế du lịch xanh.

Chi phí đầu tư gia tăng khi áp dụng các tiêu chuẩn như phải giảm dtich thương mại để đảm bảo mật độ xây dựng thấp, tăng mật độ cảnh quan cây xanh mặt mặt nước… Đặc biệt không thể thiếu chi phí đầu tư cho công nghệ khi mà công nghệ góp phần cho xây dựng và quản lý xanh (đầu tư năng lượng mặt trời, hạn chế thuỷ điện).

Sự chân thành - nghiêm túc cam kết của chủ đầu tư trong triển khai dự án (không vì lợi nhuận trước mắc mà tập trung khai thác hệ số sử dụng đất để gia tăng hiệu quả thương mại, lấn sông lấn biển, giả mạo xanh để tăng giá…).

Sản phẩm du lịch thiếu sự đa dạng, nhiều dự án nhỏ lẻ manh mún, lai ghép du nhập văn hóa thậm chí phản cảm.

Vấn đề pháp lý, quyền sở hữu của người mua đầu tư (condotel – biệt thự biển có thời hạn) nhưng chưa được xác định rõ ràng về quyền lợi/trách nhiệm của các bên liên quan từ chủ đầu tư – Đơn vị quản lý/vận hành. Vấn đề này hy vọng sẽ được sửa đổi bổ sung trong dự thảo sửa đổi luật dất đai, kinh doanh BĐS, nhà ở kỳ họp quốc hội cuối năm nay.

Phát triển BĐS du lịch xanh cần lưu ý gì?

Quảng Nam hiện nay có khoảng hơn một chục dự án BĐS du lịch với các loại hình sản phẩm gần 1.000 căn biệt thự biển, 300 căn nhà phố shophoue và khoảng 2000 căn condotel (theo số liệu của DKRA Vietnam) được mở bán từ 2020 đến nay.

Đa số có tỷ lệ bán hàng khá thấp, bên cạnh lý do dịch bệnh ảnh hưởng đến du lịch kinh tế, nhưng cũng còn có trong các lý do để cho sản phẩm thiếu sự hiệu quả hấp dẫn đó là khai thác sản phẩm du lịch để từ đó các sản phẩm BĐS bán đó nhận được hiệu quả và lợi nhuận. Những dự án nào có sản phẩm dịch vụ du lịch và quản lý vận hành tốt thì tỉ lệ bán hàng thường cao hơn.

Chính vì thế, bên cạnh việc nhiều dự án tập trung vào bán biệt thự hay condotel thì cần phải góp phần tạo ra các sản phẩm du lịch của chính dự án và quan tâm chú ý nhiều vấn đề để từ đó mới thực sự thu hút được khách du lịch.

Duy trì phát huy lợi thế địa phương về Nông nghiệp/làng nghề truyền thống – Văn hóa bản địa/dân tộc – Lịch sử - Di sản - Ẩm thực… để củng cố - mở rộng các sản phẩm đã có.

Kế hoạch cụ thể trong việc thiết kế tạo ra các sản phẩm du lịch mới có tính hấp dẫn như lễ hội – sự kiện văn hóa/thể thao (ví dụ cần có thêm các sự kiện quy mô và hoành tráng khác bên cạnh có sẵn như marathon, show diễn thực cảnh Ký Ức Hội An…).

Các công trình dự án phải mà kiến trúc đi kèm có tính độc đáo - hấp dẫn – sáng tạo – khác biệt – thẩm mỹ nhưng vẫn đảm văn minh văn hóa và tính nghệ thuật, đảm bảo ko ảnh hưởng tác động môi trường tự nhiên.

Tăng cường tính trách nhiệm – nghĩa vụ của các chủ đầu tư dự án khi khai thác di sản và tài nguyên thiên nhiên môi trường chung đồng thời Đảm bảo quyền lợi của người dân địa phương không bị thiệt thời khi đưa vào khai thác du lịch. Đây cũng là vấn đề chung ở nhiều địa phương khác.

Quy hoạch rõ ràng, các dự án BĐS cần có quy mô bài bản tránh bị manh mún nhỏ lẻ, da beo, phân biệt khu bảo tồn với khu lịch nghỉ dưỡng và làng nghề, nâng cao các tiêu chí về khu đô thị hoặc dự án du lịch sinh thái (cảnh quan, cây xanh, mặt nước, nước ngầm, hệ số sử dụng đất, đánh giá tác động môi trường...). Không đánh đồng giữa BĐS du lịch nghỉ dưỡng với loại hình theo phong trào là homestay – farmstay mà thực chất vẫn là phân lô bán nền.

Tăng cường thúc đẩy tiến độ các dự án đã có trong kế hoạch, ví dụ như khơi thông sông Cổ Cò.

Chủ đầu tư phải có năng lực tiềm lực, có kinh nghiệm triển khai, đối tác vận hành khai thác chuyên nghiệp và danh tiếng.

Bằng cách phối hợp cơ quan chức năng địa phương và các chủ đầu tư tăng cường công tác quảng bá – truyền thông – tiếp thị qua các kênh và các hình thức đa dạng để biến du lịch xanh thành du lịch đẳng cấp và văn minh.

Covid-19 đã tạo nên những thay đổi đáng kể trong hành vi của con người. Cụ thể, 47% người dân đã thay đổi thói quen ăn uống, hướng đến các thực phẩm tốt cho sức khỏe, 60% thay đổi các hoạt động giải trí, hạn chế đến những nơi đông người, 70% xem xét lại nơi du lịch (Số liệu theo Nielsen Việt Nam công bố). Điều này có thể cho thấy ý thức về việc bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của người dân.

Cũng từ đó, các sản phẩm BĐS xanh, BĐS sinh thái gần gũi với thiên nhiên, có tính biệt lập được nhiều chuyên gia dự báo sẽ lên ngôi trong thời gian tới.

Bùi Hằng