Sản lượng năng lượng tái tạo tăng nhanh nhất trong 2 thập kỷ qua

Trong năm 2020, sản lượng điện từ năng lượng tái tạo trên toàn cầu là khoảng 280 GW. Đây là mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 1999, tương đương tổng sản lượng điện của 10 nước thành viên ASEAN.
Xây dựng lộ trình sử dụng năng lượng tái tạoThị trường năng lượng tái tạo Việt Nam: Điều gì sẽ đến sau giá FIT?Đằng sau ‘cơn sốt’ năng lượng tái tạo tại Việt NamQuy hoạch điện VIII: Hướng tới ưu tiên phát triển các nguồn năng lượng tái tạo

Ngày 11/5, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) công bố báo cáo cho thấy sản lượng năng lượng tái tạo trên toàn cầu đã tăng trưởng ở mức cao nhất trong hai thập kỷ qua, chủ yếu nhờ tăng trưởng của năng lượng gió.

Theo đó, trong năm 2020 đã tăng 45% lên 280 GW, đánh dấu mức tăng cao nhất kể từ năm 1999. IEA cho rằng sự tăng trưởng này đang trở thành “tình trạng bình thường mới”. IEA cho rằng năm 2021 sẽ có thêm 270 GW và năm 2020 sẽ có thêm 280 GW.

tm-img-alt
Sản lượng năng lượng tái tạo trên toàn cầu đã tăng trưởng ở mức cao nhất trong hai thập kỷ qua.

Mức dự kiến này đã tăng 25% so với đánh giá trước đó trong tháng 11/2020. Fatih Birol, Giám đốc điều hành IEA cho rằng “Năng lượng gió và năng lượng mặt trời đang mang lại cho chúng ta nhiều lý do để lạc quan về các mục tiêu khí hậu khi hai nguồn năng lượng này tiếp tục phá vỡ các kỷ lục”.

Trong năm 2020, sự gia tăng của năng lượng tái tạo chiếm tới 90% việc mở rộng trong lĩnh vực năng lượng toàn cầu. Trong báo cáo Triển vọng Năng lượng toàn cầu tháng 11/2020, IEA cho rằng năng lượng mặt trời sẽ trở thành “vua mới” của ngành điện khi việc hạ giá thành đã khiến cho năng lượng mặt trời rẻ hơn các nhà máy chạy bằng than và khí gas.

IEA tin rằng năng lượng mặt trời sẽ tiếp tục phá vỡ các kỷ lục và dự kiến tới năm 2022, hàng năm sẽ có hơn 160 GW năng lượng mặt trời. IEA cho rằng con số này gần như tăng 50% so với công suất của năm 2019. Các dự án điện quy mô nhà máy dự kiến sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng từ mức 55% hàng năm lên gần 70% vào năm 2022.

Sau giai đoạn chậm lại vì đại dịch trong nửa đầu năm 2020, thị trường điện sinh hoạt và thị trường điện thương mại Mỹ đã hồi phục hoàn toàn và thậm chí còn tăng trưởng cuối năm. Năng lượng gió toàn cầu cũng tăng lên hơn 90% trong năm 2020, đạt 114GWW, mặc dù IEA dự đoán sẽ tăng trưởng chậm lại trong các năm 2021 và 2022.

Năng lực năng lượng tái tạo của Trung Quốc sẽ phát triển ổn định ở mức thấp hơn mức kỷ lục của năm 2020. Ở Mỹ, một số nhà đầu tư đã thúc đẩy dự án trước khi các biện pháp khuyến khích thuế hết hạn trong năm 2020. Tổng thống Biden đã đưa ra kế hoạch cả gói cơ sở hạ tầng trị giá 600 tỉ USD cho chi phí năng lượng sạch, trong đó có 100 tỉ USD phát triển mạng lưới điện và 174 tỉ USD để thúc đẩy sự phát triển và vận hành các xe ô tô điện.

Năm 2020 là năm phát triển kỷ lục của ngành công nghiệp điện gió toàn cầu, nhưng một báo cáo mới công bố của GWEC cảnh báo để có thể đạt được mục tiêu khí hậu toàn cầu, trong thập kỷ tới thế giới cần tăng lượng lắp đặt hệ thống nhà máy điện gió mới lên gấp ba lần.

Ngành công nghiệp điện gió toàn cầu trong năm 2020 tăng trưởng kỷ lục với 93GW công suất lắp đặt mới – tăng 53% so với năm trước đó, cho thấy khả năng hồi phục mạnh mẽ của ngành này trong bối cảnh đại dịch COVID-19.

Tổng công suất ngành điện gió toàn cầu hiện đã lên tới 743GW, giúp cho thế giới giảm thiểu được 1,1 tỉ tấn CO2 hàng năm – tương đương với lượng phát thải của cả Châu Phi trong một năm.

Tuy nhiên, thế giới vẫn cần lắp đặt thêm ít nhất 180GW điện gió mới mỗi năm để tránh được những tác động tiêu cực nhất của biến đổi khí hậu, nghĩa là ngành điện gió và các nhà hoạch định chính sách cần hành động để đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án điện gió.

Chính phủ các nước trên toàn thế giới cần áp dụng 'tình trạng khẩn cấp về khí hậu' để gỡ bỏ những rào cản hành chính và chậm trễ trong lập kế hoạch, cũng như phát triển hạ tầng lưới điện nhằm mở rộng quy mô điện gió hơn nữa với tốc độ cần thiết.

Điện gió là một trụ cột quan trọng để thế giới đạt được mục tiêu Không phát thải và thúc đẩy cuộc hồi phục xanh hậu Covid-19, bởi đây là một nguồn năng lượng bền vững, giá cả cạnh tranh cùng với tiềm năng loại bỏ carbon cao nhất trên mỗi MW điện được tạo ra.

Minh Phương
Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường