Sông Nước Đục đang “chết” dần, vì đâu nên nỗi?

Thời gian qua, sự cố ô nhiễm nguồn nước sông Nước Đục khiến cuộc sống của nhiều hộ dân ở thị xã Long Mỹ (Hậu Giang) gặp nhiều khó khăn, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng

.

Hậu Giang là địa phương có hệ thống sông ngòi chằng chịt, diện tích nước mặt toàn tỉnh ước tính 11.500 ha. Hiện nay, bình quân lượng nước mặt được khai thác khoảng 200.000 m3/ngày, đêm để phục vụ các hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, thời gian qua, nguồn nước mặt nhiều nơi bị ô nhiễm năng, nhất là ở thị xã Long Mỹ.

song nuoc duc dang 8220chet8221 dan vi dau nen noi
Cơ quan chức năng kiểm tra tình hình ô nhiễm tại sông Nước Đục

Nhiều người dân sinh sống ở khu vực sông Nước Đục đang sống dở, chết dở do hầu hết thuỷ sản nuôi trên sông “biến mất”. Một số người dân ở đây cho rằng, nhà máy đường Long Mỹ Phát ở khu vực này xả thải ra môi trường chính là nguyên nhân khiến cho nguồn nước sông bị ô nhiễm. Tuy nhiên, một vị Lãnh đạo Nhà máy đường Long Mỹ Phát lại cho rằng, ngoài nhà máy đường còn có nhiều cơ sở sản xuất khác có cùng điểm tiếp nhận nguồn xả thải là sông Nước Đục.

Ngày 6/5 vừa qua, ông Lê Tiến Châu – Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang cùng lãnh đạo các Sở, ngành, địa phương đã kiểm tra, khảo sát tuyến sông Nước Đục thuộc địa bàn thị xã Long Mỹ và huyện Long Mỹ. Sau khi tiến hành kiểm tra, khảo sát, ông Lê Tiến Châu cùng các các Sở, ngành chức năng đã có cuộc họp với huyện Long Mỹ và thị xã Long Mỹ. Người đứng đầu UBND tỉnh Hậu Giang cho rằng, nguyên nhân làm nguồn nước ô nhiễm bắt đầu tư đâu, nguyên nhân chính là gì đang chờ cơ quan chức năng kết luận.

Cũng theo ông Lê Tiến Châu, hiện nay, đã có một số kết quả phân tích bước đầu, nhưng chưa đầy đủ.

“Để sớm có kết quả phân tích, Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện nghiêm chỉ đạo của thường trực UBND, đôn đốc để có chỉ số cuối cùng và kết quả phân tích nguồn nghi ngờ gây ô nhiễm. Các cơ quan, đơn vị chức năng phải đánh giá và thống kê thiệt hại của người dân; UBND huyện Long Mỹ, thị xã Long Mỹ có trách nhiệm chỉ đạo xã, ấp, khu vực, nắm lại toàn bộ hoạt động có thể gây ô nhiễm môi trường nguồn nước trên sông để có biện pháp xử lý” – ông Lê Tiến Châu yêu cầu.

Trước tình trạng ô nhiễm kéo dài và vẫn còn diễn biến phức tạp, các cơ quan chức năng cần tích cực vào cuộc để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, để góp phần hạn chế tình trạng ô nhiễm nguồn nước đang diễn ra thì việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư là giải pháp hữu hiệu nhất trước mắt.

Nguyễn Luận(T/h)

Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường

Xem thêm

Liên kết