Ắc quy của ô tô điện sẽ bị "chai" dần sau nhiều lần sạc. Khi ắc quy bị "chai", dù màn hình hiển thị đã nạp đầy 100%, ắc quy vẫn có thể nhanh hết điện hoặc phải mất nhiều thời gian hơn để sạc. Do khó xác định mức độ “chai” của ắc quy nên người ta không tái chế được thiết bị này.
Tháng 9/2019, METI đã công bố dự thảo hướng dẫn, trong đó kêu gọi các hãng chế tạo ô tô phải làm rõ mức độ hoạt động của ắc quy trong 10 giai đoạn đối với các loại xe được sản xuất sau năm 2022. Theo hệ thống này, các ô tô có ắc quy vẫn hoạt động tốt sẽ được bán như xe đã qua sử dụng. Với những ô tô có bình ắc quy hoạt động ở mức trung bình, ắc quy đó sẽ được chuyển tới các hộ gia đình hoặc chính quyền địa phương sử dụng như một ắc quy dự phòng. Và nếu ắc quy trên quá yếu, nó sẽ được tái chế.
Việc các hộ gia đình và chính quyền địa phương tái sử dụng ắc quy xe điện có thể có thể giúp cải thiện công tác quản lý thiên tai và làm tăng nhu cầu sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như điện mặt trời và điện gió. Bên cạnh đó, thị trường ắc quy xe điện đã qua sử dụng sẽ mở rộng và giúp cho nhiều người có thể dễ dàng mua xe điện hơn.
Theo kế hoạch, các hãng chế tạo ô tô, các nhà sản xuất thiết bị điện tử và các công ty điện lực Nhật Bản sẽ hợp tác với nhau để thảo luận về việc làm thế nào để thu gom ắc quy, xác định mức độ hoạt động của ắc quy và tái sử dụng chúng. Các đơn vị này sẽ soạn thảo một báo cáo về vấn đề trên trong tài khóa 2019 (kết thúc vào cuối tháng 3/2020).