Tạp chí Kinh tế Môi trường trao quà từ thiện tại Nghệ An

Ngày 25 và 26/11, Tạp chí Kinh tế Môi trường cùng VIASEE sẽ tổ chức trao quà cho các em học sinh, nhà trường, xây dựng công trình công cộng tại tỉnh Nghệ An.
Xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn ở các khu công nghiệp[VIDEO] Bản tin Kinh tế Môi trường cuối tuần (18/10-24/10/2021)

Cụ thể, Tạp chí Kinh tế Môi trường và VIASEE sẽ trao tặng sữa, máy tính cho các em học sinh tại Trường Mầm non Phong Thịnh, Trường Tiểu học Phong Thịnh, Trường THCS Phong Thịnh.

Trao tặng 05 sổ tiết kiệm cho các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của xã Phong Thịnh.

Khởi công xây dựng khu công trình công cộng, trồng cây lưu niệm, tặng máy tính cho Chùa Chung Linh xã Phong Thịnh. Trồng cây lưu niệm tại chùa Chung Linh, các trường mầm non, Tiểu học và THCS trên địa bàn xã Phong Thịnh.

Tạp chí Kinh tế Môi trường trao quà từ thiện tại Nghệ An - Ảnh 1
Tạp chí Kinh tế Môi trường và VIASEE sẽ tổ chức trao quà tại xã Phong Thịnh huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An.

Theo đại diện Tạp chí Kinh tế Môi trường, tổng giá trị sổ tiết kiệm và hiện vật trao tặng là 180 triệu đồng. Đây là tấm lòng của những nhà hảo tâm, các nhà tài trợ, các đội bóng tham dự Giải Bóng đá Kinh tế Môi trường lần thứ I năm 2020 cùng tập thể cán bộ, phóng viên và người lao động đang làm việc tại Tạp chí Kinh tế Môi trường, VIASEE.

Chia sẻ về chương trình trao quà tại xã Phong Thịnh, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, PGS.TS Trương Mạnh Tiến, Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam nhấn mạnh, hoạt động thiện nguyện, trao quà cho những hoàn cảnh khó khăn, những địa phương còn hạn chế về cơ sở vật chất được VIASEE thực hiện thường xuyên trong những năm qua. Các hoạt động thiện nguyện sẽ giúp đỡ nhiều hoàn cảnh khó khăn, những địa phương khó khăn, nhân lên tinh thần tương thân tương ái.

PGS.TS Trương Mạnh Tiến cho biết, trước đó, năm 2020, Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam và Tạp chí Kinh tế Môi trường tổ chức thành công Giải Bóng đá Kinh tế Môi trường lần thứ I. Ban Tổ chức đã phát động phong trào ủng hộ đồng bào Miền Trung ruột thịt và nhận được sự quan tâm, ủng hộ về vật chất và tinh thần của nhiều doanh nghiệp, các nhà hảo tâm.

"Chúng tôi lựa chọn xã Phong Thịnh là địa điểm trao tặng quà vì nơi đây vẫn còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế xã hội. Hiện tại, các em học sinh học online nhưng thiếu máy tính. Khi biết tin được trao tặng máy tính, thầy và trò ở đây rất vui mừng. Điều này khiến chúng tôi cảm thấy những việc làm, hoạt động của mình có ý nghĩa. Chúng tôi mong muốn lan tỏa tinh thần ấy đến với nhiều người, nhiều nơi khác nữa", Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam nhấn mạnh.

Phát động Chương trình “Sóng và máy tính cho em”: Gieo những hạt mầm yêu thương

Tối 12/9, Lễ phát động Chương trình “Sóng và máy tính cho em” do Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) chủ trì, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) phối hợp, đã được tổ chức trực tuyến tại điểm cầu Chính phủ kết nối với điểm cầu các tỉnh thành trên khắp cả nước. Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu phát động Chương trình.

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hoạt động tổ chức dạy học trong những ngày đầu tiên của năm học mới gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội. Nhiều tỉnh, thành phố phải tổ chức dạy học trực tuyến, song do hệ thống đường truyền internet hạn chế dung lượng, phần mềm dạy học hoạt động chưa tốt, nhiều học sinh thiếu trang thiết bị học tập, sự hỗ trợ của gia đình còn gặp nhiều khó khăn nên việc dạy và học ở nhiều nơi chưa hiệu quả.

Chương trình “Sóng và máy tính cho em” được xây dựng và triển khai với mục đích hỗ trợ các em học sinh, đặc biệt là các em học sinh đang ở vùng có dịch Covid-19 (thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg) có điều kiện để học tập trực tuyến hiệu quả. Chương trình ưu tiên hỗ trợ máy tính, dịch vụ viễn thông đối với những học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.

“Chương trình “Sóng và máy tính cho em” là thông điệp thích ứng phù hợp và lan tỏa lòng nhân ái của mỗi chúng ta. Tôi tin tưởng rằng chương trình sẽ truyền đi năng lượng tích cực, ý nghĩa nhân văn đến với cộng đồng để góp phần xây dựng một xã hội ngày càng tốt đẹp hơn trong kỷ nguyên số và đặc biệt làm cho các học sinh vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, các em học sinh khó khăn được tiếp cận việc học tập bình đẳng.

Mỗi máy tính, mỗi khu vực có sóng, mỗi trẻ em được kết nối, được học tập trên không gian mạng trong điều kiện phải giải quyết tình thế, góp phần gieo từng hạt mầm để những hạt mầm ấy tiếp tục lớn lên và tiếp tục lan tỏa, tạo thành xã hội số, kinh tế số, tạo thành tình yêu thương trên mọi miền của đất nước ta”, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định.

Xuân Hòa

Xem thêm

Liên kết