Tham vọng làm bất động sản, Đèo Cả có lãng phí đất đai?

Dù hoạt động kinh doanh ảm đạm, dòng tiền yếu ớt, nợ vay ngân hàng cao ngất ngưởng, nhưng Tập đoàn Đèo Cả vẫn nuôi tham vọng lấn sân sang mảng bất động sản cũng như ứng viên nhà thầu gói thầu số 12-XL (cao tốc Bắc - Nam).
Bất động sản du lịch 'đóng băng' do ảnh hưởng của dịch Covid-19'Thị trường bất động sản sẽ tăng tốc trong giai đoạn 2021-2022'Bán 'chui' đất Vườn Sen, CENLand bị dính cáo buộc trốn thuế

Doanh nghiệp nợ như “chúa chổm”

Những năm gần đây, cái tên “vua đào hầm” Đèo Cả (Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng giao thông Đèo Cả (mã: HHV) gây chú ý khi làm chủ đầu tư của hàng loạt dự án BOT, BT đình đám ngành giao thông như dự án hầm đường bộ Đèo Cả, dự án tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, dự án đầu tư hầm đường bộ Phước Tượng và Phú Gia, cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận... Nhờ đó, quy mô doanh nghiệp tăng trưởng nhanh chóng với tổng tài sản đạt 30.599 tỉ đồng vào cuối tháng 6/2020.

tham vong lam bat dong san deo ca co lang phi dat dai
Dự án BOT Bắc Giang - Lạng Sơn do Công ty Đèo Cả vận hành còn khá vắng khách.

Thế nhưng, do đầu tư dự án không hiệu quả, “ôm” nhiều dự án lớn cùng với dòng tiền yếu ớt, đã khiến kết quả kinh doanh của Đèo Cả ngày càng xuống dốc. Đặc biệt, nguồn thu chính từ các dự án BOT giao thông sụt giảm mạnh, thu không đủ bù chi, rơi vào cảnh “vỡ phương án tài chính”. Quy mô nợ vay của Tập đoàn Đèo Cả đến cuối tháng 6/2020 tăng lên tới hơn 20.590 tỉ đồng, trong đó, chiếm tới 97,2% là nợ vay dài hạn, khiến áp lực trả nợ rất căng thẳng.

Theo báo cáo tài chính quý II/2020, trong khối nợ hơn 20.590 tỉ đồng này, nợ vay chủ yếu được huy động từ Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) với dư nợ hơn 19.000 tỉ đồng tại thời điểm 30/6/2020. Với khối nợ vay dài hạn khổng lồ này, mỗi ngày Đèo Cả đang phải trả lãi cho VietinBank – Chi nhánh Hà Nội hàng tỉ đồng.

Trong khi đó, đến hết quý II/2020, dòng tiền kinh doanh chính của Đèo Cả bị âm tới 492 tỉ đồng. Doanh thu thuần cũng rất èo uột khi chỉ đạt 245 tỉ đồng, không xứng tầm với quy mô nguồn vốn, nợ vay của công ty hiện tại, lỗ sau thuế hơn 26 tỉ đồng...

Nhìn kết quả kinh doanh èo uột, nợ lớn và hàng loạt dự án đầu tư gặp khó khăn của Đèo Cả hiện nay, nhiều đầu tư, cổ đông không khỏi thất vọng.

Chạy đua vào thầu dự án lớn, lấn sân bất động sản

Dù còn đang loay hoay tìm lối thoát cho thua lỗ và nợ chồng chất, mới đây, Tập đoàn Đèo Cả bất ngờ bắt tay liên danh với Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Hải Thạch và Tổng Công ty Đầu tư xây dựng Hoàng Long để tham gia nộp hồ sơ dự thầu Gói thầu số 12-XL (thuộc Dự án thành phần đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45 cao tốc Bắc – Nam phía Đông. Dự án này được chuyển đổi hình thức đầu tư từ PPP sang đầu tư công là Phan Thiết - Dầu Giây, Vĩnh Hảo - Dầu Giây và Mai Sơn - Quốc lộ 4). Dự án có chiều dài 63,37km, đi qua hai tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa.

tham vong lam bat dong san deo ca co lang phi dat dai
Đèo Cả tiếp nhận ý tưởng 2 dự án đại lộ ven sông Sài Gòn và dự án Sài Gòn New City của Tập đoàn Tuần Châu (trái), gây hoài nghi về năng lực đầu tư, hay lại bỏ hoang đất đai?

Với giá trị đầu tư của gói thầu số 12-XL lên tới 12.111 tỉ đồng tỉ đồng, Đèo Cả (cùng hai liên Công ty Hải Thạch và Tổng Công ty Đầu tư xây dựng Hoàng Long dự thầu) sẽ huy động vốn ở đâu và nguồn nhân lực ra sao để chứng minh năng lực nhà thầu thi công?

Bởi, hiện tại tập đoàn đang chuẩn bị triển khai Dự án thành phần 2 - xây dựng tuyến cao tốc từ cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng theo hình thức BOT, với tổng mức đầu tư 8.743 tỉ đồng. Đây là việc làm cần thiết để Đèo Cả “cứu vãn” tình hình kinh doanh ảm đạm tại tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn được đầu tư 12.189 tỉ đồng. Nếu không đấu nối sớm được phần đường còn lại của tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn mà điểm cuối ở cửa khẩu Hữu Nghị thì việc kinh doanh thu phí sẽ còn ế ẩm hơn!

Cuối tháng 5/2020, ông Hồ Minh Hoàng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đèo Cả tiếp nhận ý tưởng và bản quyền dự án đại lộ ven sông Sài Gòn và Sài Gòn New City từ Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tuần Châu – ông Đào Hồng Tuyển, chỉ còn giữ vai trò cố vấn cho Đèo Cả.

Dự án đại lộ ven sông Sài Gòn có điểm đầu từ cầu Sài Gòn (quận Bình Thạnh) đến cầu Bến Súc (huyện Củ Chi), với tổng chiều dài khoảng 64 km và được tận dụng quỹ đất ven con sông này.

Ở dự án Sài Gòn New City (huyện Củ Chi, TP.HCM), trước đó Tập đoàn Tuần Châu đề xuất với UBND TP.HCM cho khai thác 15.000 ha đất hoang hóa tại Củ Chi để sử dụng hiệu quả hơn khi hình thành các khu nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá rẻ, dịch vụ tiện ích… Theo tiết lộ của “chúa đảo Tuần Châu” Đào Hồng Tuyển, dự án này được các ngân hàng, các nhà thầu, nhà cung cấp vật liệu xây dựng cam kết tài trợ vốn và nguyên vật liệu với giá trị cam kết hơn 30.000 tỉ đồng.

Với lợi thế có kinh nghiệm triển khai các công trình hạ tầng giao thông lớn, Đèo Cả sẽ thuận lợi hơn khi phát triển dự án hạ tầng khu đô thị nếu lấn sân làm bất động sản. Tuy nhiên, nguồn lực tài chính của Đèo Cả hiện tại đang bị bào mòn ở các dự án dang dở, các dự án BOT thu không đủ chi, áp lực trả nợ rất lớn cùng với việc triển khai thêm các dự án mới.

Có ý kiến hoài nghi động thái bắt tay Tập đoàn Tuần Châu để làm dự án bất động sản chỉ là chiêu “dàn xếp vốn” của Đèo Cả trong lúc bí bách dòng tiền, đầu tư thua lỗ? Hơn nữa, khi nguồn lực tài chính có hạn, Đèo Cả lại ôm đồm thêm dự án bất động sản lớn đòi hỏi phải trường vốn, nếu không nguy cơ dẫn đến dự án treo, bỏ hoang, gây lãng phí tài nguyên đất.

Hồi tháng 6/2020,dự án cao tốc BOT Bắc Giang - Lạng Sơn do Công ty Cổ phần BOT Bắc Giang - Lạng Sơn (thành viên của Tập đoàn Đèo Cả) đưa vào sử dụng bị người dân phản ánh với hàng loạt những lỗi cơ bản trong thiết kế hầm chui dân sinh khi vào mùa mưa gây sình lầy, ô nhiễm môi trường, người dân đi lại vô cùng cực khổ, mất an toàn giao thông.
Thủy Nguyên
Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường