Thanh Hóa: Hỗ trợ kinh phí, quyết tâm xóa bỏ lò vôi thủ công để bảo vệ môi trường

Mới đây, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Nghị quyết 194/2019/NQ-HĐND về việc bàn hành chính sách hỗ trợ xóa bỏ các lò vôi thủ công trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020.
TP. Sầm Sơn (Thanh Hóa): Lũ lớn làm sập cầu dân sinh, nguy hiểm rình rậpThephaco 'biến hình' từ công ty đại chúng thành doanh nghiệp gia đình, cổ đông lo lắngThanh Hoá: Khám bệnh, cấp thuốc và tư vấn miễn phí cho người dânThephaco: “Phú quý giật lùi..."

Theo chủ trương của Chính phủ, các lò vôi sản xuất bằng lò nung thủ công, lò nung thủ công liên hoàn đang hoạt động và các lò đã dừng hoạt động, phải chấm dứt, hoàn thành việc tháo dỡ, khôi phục lại mặt bằng và vận chuyển phế thải, đổ thải đúng nơi quy định trước ngày 31/12/2020.

thanh hoa ho tro kinh phi quyet tam xoa bo lo voi thu cong de bao ve moi truong
Ảnh minh họa

Thực hiện chủ trương này, Nghị quyết của HĐND tỉnh Thanh Hóa quy định mức hỗ trợ để thực hiện tháo dỡ, khôi phục lại mặt bằng đối với lò dưới 20 tấn là 20 triệu đồng; Lò từ 20 tấn trở lên là 25 triệu đồng; Lò thủ công liên hoàn là 412 triệu đồng. Hỗ trợ một phần chi phí đầu tư xây dựng đối với lò dưới 20 tấn là 30 triệu đồng; Lò từ 20 tấn trở lên là 40 triệu đồng; Lò thủ công liên hoàn là 550 triệu đồng. Ngoài ra, còn có chính sách chỗ trợ chuyển đổi nghề và hỗ trợ vay vốn để chuyển đổi nghề theo quy định tại Nghị định 61 năm 2015 ngày 9/7/2015 của Chính phủ.

Trước đó, 14/11/2016 UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Kế hoạch 175/KH-UBND về việc xóa bỏ các lò vôi thủ công trên địa bàn tỉnh. Mục tiêu kế hoạch đến ngày 31/12/2019 các địa phương trên địa bàn tỉnh thực hiện xóa bỏ hoàn toàn các lò vôi thủ công. Đặc biệt, ưu tiên, khuyến khích phát triển các dự án đầu tư sản xuất vôi theo hướng công nghiệp, hiện đại, góp phần giảm thiểu khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm môi trường, tiết kiệm nguyên liệu, đảm bảo an toàn môi trường lao động và đem lại hiệu quả kinh tế chung cho toàn xã hội.

Để đạt được mục tiêu kế hoạch, UBND tỉnh đã đưa ra những biện pháp cụ thể yêu cầu các sở ban ngành phối hợp thực hiện, giao cho Sở tài nguyên môi trường Thanh tra, kiểm tra tần suất giám sát môi trường theo ĐTM của dự án vôi công nghiệp trên địa bàn tỉnh được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đồng thời không tham mưu cấp phép khai thác đá để cung cấp nguyên liệu cho các lò vôi thủ công hoặc các lò liên hoàn (nếu có) trên địa bàn toàn tỉnh; Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan và các địa phương nơi có các lò vôi đang hoạt động, xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho nhân dân, trong đó có tư vấn chuyển đổi nghề nghiệp, đào tạo nghề mới cho người lao động đang làm việc tại các lò vôi thủ công và đề xuất chính sách hỗ trợ các địa phương về chuyển đổi nghề, chuyển đổi đầu tư, kinh phí tháo dỡ các lò vôi thủ công trong quá trình thực hiện xóa bỏ các lò vôi thủ công, trình UBND tỉnh xem xét; Sở Xây dựng tổ chức kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện xóa bỏ các lò vôi thủ công trên địa bàn toàn tỉnh; kịp thời báo cáo UBND tỉnh tháo gỡ khó khăn phát sinh khi thực hiện xóa bỏ hoàn toàn các lò thủ công theo quy định ở điểm 2 mục II kế hoạch này; hướng dẫn, phổ biến kịp thời các Quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật và các văn bản quy phạm pháp luật đối với công tác quản lý sản xuất và sử dụng vôi công nghiệp. Đặt biệt, rà soát quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng của tỉnh.

Hoàng Linh
Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường