Thay đổi khí hậu ngày càng gây tổn thất lớn đến sản xuất nông sản

Thực tế diễn biến thời tiết phức tạp gây ảnh hưởng đến chu kỳ ra hoa, đậu trái của điều, tiêu. Với nền nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào tự nhiên như hiện nay, Việt Nam cần kịp thời có những giải pháp hỗ trợ kinh tế nông nghiệp phát triển bền vững.
Nỗ lực đưa bảo vệ môi trường trở thành một trong ba trụ cột phát triển bền vững đất nướcĐBSCL cần đột phá để phát triển nhanh, bền vững nền nông nghiệpĐến năm 2030, ĐBSCL sẽ trở thành trung tâm kinh tế nông nghiệp bền vững thế giớiKinh tế biển là trọng tâm phát triển bền vững trong tương lai

Biến động thời tiết ảnh hưởng đến năng suất nông sản Đông Nam Bộ

Biến động thời tiết (nắng hạn, mưa trái mùa đan xen) từ trước Tết Nguyên đán 2022 đến nay đã tác động mạnh đến cây trồng và năng suất cây trồng ở khu vực Đông Nam bộ như làm giảm năng suất cây điều, xoài, hồ tiêu, cà phê... khiến nhiều nông dân lo lắng.

Thực tế diễn biến thời tiết cho thấy, nắng nóng kéo dài, mưa trái mùa, mưa cường độ cao cục bộ ở một số nơi đã gây ảnh hưởng đến chu kỳ ra hoa, đậu trái của điều, tiêu.

Việt Nam cần nhiều chính sách phát triển nông nghiệp bền vững trước biến đổi khí hậu - Ảnh 1
Ông Nguyễn Thế Bảo, Giám đốc Hợp tác xã Xoài Suối Lớn. (Ảnh: Internet)

Ông Nguyễn Thế Bảo, Giám đốc Hợp tác xã Xoài Suối Lớn, huyện Xuân Lộc, Đồng Nai cho biết, vài năm trở lại đây, cây xoài thường xuyên rơi vào cảnh mất mùa, nhất là canh tác xoài nghịch vụ. Trong vụ thu hoạch đầu năm 2022 này, năng suất xoài nghịch vụ và chính vụ đều giảm mạnh vì ảnh hưởng bởi thời tiết.

Không chỉ giảm năng suất, chất lượng trái cũng kém hơn, nhiều nhà vườn, chất lượng, mẫu mã trái không đạt chuẩn xuất khẩu. Thị trường tiêu thụ cũng gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 nên liên tiếp vài vụ thu hoạch xoài trở lại đây, người trồng xoài đều vừa mất mùa, lại vừa khó tiêu thụ. Không riêng cây xoài, cây điều cũng chịu tác động lớn từ biến động thời tiết.

Việt Nam cần nhiều chính sách phát triển nông nghiệp bền vững trước biến đổi khí hậu - Ảnh 2
Nông dân trồng điều tại xã An Viễn ngày càng gặp khó khăn do thời tiết. (Ảnh minh họa)

Vụ thu hoạch năm 2022, cây điều vào vụ trễ gần hai tháng so với mọi năm. Nguyên nhân do mưa trái mùa xuất hiện nhiều, nhiều nơi mưa lớn ngay thời điểm điều ra hoa khiến đợt hoa đầu của các vườn điều không đậu trái hoặc không có năng suất.

Ông Nguyễn Văn Thu, nông dân trồng điều tại xã An Viễn, huyện Trảng Bom (Đồng Nai) chia sẻ, đợt ra hoa đầu gặp tình trạng mưa trái mùa nên hầu như cây điều không đậu trái. Người trồng điều chỉ còn kỳ vọng vào đợt hoa lần thứ hai đạt năng suất tốt hơn. Tuy nhiên, diện tích trồng điều ở địa phương đang giảm mạnh vì lợi nhuận của cây trồng này ngày càng thấp; trong đó có nguyên nhân mất mùa do thời tiết.

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến kinh tế nông nghiệp Việt Nam

Các tác động của BĐKH như nước biển dâng, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, thời tiết cực đoan... đang hiện hữu ngày càng nhiều hơn, rõ rệt hơn, gây thiệt hại cho kinh tế nông nghiệp nói riêng và kinh tế - xã hội Việt Nam nói chung, cụ thể:

Thứ nhất, lũ lụt và nước biển dâng sẽ làm mất đất canh tác trong nông nghiệp. Nếu mực nước biển dâng cao thêm 1m mà không có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu, thì khoảng 40% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), 11% diện tích Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và 3% diện tích của các tỉnh khác thuộc vùng ven biển sẽ bị ngập. Lũ lụt sẽ khiến gần 50% diện tích đất nông nghiệp vùng ĐBSCL bị ngập chìm không còn khả năng canh tác.

Việt Nam cần nhiều chính sách phát triển nông nghiệp bền vững trước biến đổi khí hậu - Ảnh 3
Xâm nhập mặn ngày càng đáng lo ngại với nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long. (Ảnh minh họa)

Theo phân tích của Viện Tài nguyên thế giới về ảnh hưởng của lũ lụt đến GDP, Việt Nam đứng thứ 4 trong số 164 quốc gia được khảo sát về tác hại nghiêm trọng của lũ lụt đến toàn nền kinh tế; làm thiệt hại 2,3% GDP của Việt Nam mỗi năm…

Thứ hai, tình trạng xâm nhập mặn ở khu vực ven biển cũng sẽ làm thu hẹp diện tích đất nông nghiệp. Một phần diện tích đáng kể đất trồng trọt ở vùng ĐBSH và ĐBSCL sẽ bị nhiễm mặn vì 2 đồng bằng này đều là những vùng đất thấp so với mực nước biển. Xâm nhập mặn làm cho diện tích đất canh tác giảm, từ đó hệ số sử dụng đất có thể giảm từ 3-4 lần/năm xuống còn 1-1,5 lần/năm. Ngập mặn sẽ đặc biệt nghiêm trọng ở vùng ĐBSCL. Nếu nước biển dâng cao thêm 1m thì khoảng 1,77 triệu ha đất sẽ bị nhiễm mặn, chiếm 45% diện tích đất ở ĐBSCL và ước tính rằng, có khoảng 85% người dân ở vùng ĐBSCL cần được hỗ trợ về nông nghiệp.

Theo kết quả nghiên cứu của Viện Môi trường nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), BÐKH làm giảm năng suất một số loại cây trồng chủ lực. Cụ thể, năng suất lúa vụ xuân sẽ giảm 0,41 tấn/ha vào năm 2030 và 0,72 tấn vào năm 2050. Năng suất cây ngô có nguy cơ giảm 0,44 tấn/ha vào năm 2030 và 0,78 tấn vào năm 2050… Dự báo đến năm 2100, khu vực ĐBSCL có nguy cơ bị ngập 89.473 ha, tương ứng khu vực này sẽ mất khoảng 7,6 triệu tấn lúa/năm nếu nước biển dâng 100 cm. Khi đó, Việt Nam có nguy cơ thiếu lương thực trầm trọng, gia tăng tỷ lệ đói nghèo...

Việt Nam cần nhiều chính sách phát triển nông nghiệp bền vững trước biến đổi khí hậu - Ảnh 4
Đất trồng nông nghiệp bị thu hẹp. (Ảnh minh họa)

Thứ ba, nhiệt độ tăng, hạn hán sẽ ảnh hưởng đến sự phân bố của cây trồng, đặc biệt làm giảm năng suất. Cụ thể là năng suất lúa của vụ Xuân có xu hướng giảm mạnh hơn so với năng suất lúa của vụ mùa; năng suất ngô vụ Đông có xu hướng tăng ở Đồng bằng Bắc Bộ và giảm ở Trung Bộ và Nam Bộ.

Theo dự báo, nếu không có các biện pháp ứng phó kịp thời, thì hiệu quả năng suất lúa xuân ở vùng ĐBSH có thể giảm 3,7% vào năm 2020 và giảm tới 16,5% vào năm 2070; năng suất lúa mùa sẽ giảm 1% vào năm 2020 và giảm 5% vào năm 2070. Mất đất canh tác trong nông nghiệp và năng suất cây trồng suy giảm sẽ đặt ra những thách thức và đe dọa đời sống của nông dân, vấn đề xuất khẩu gạo và an ninh lương thực quốc gia đối với một quốc gia mà nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân như Việt Nam (nông nghiệp chiếm 52,6% lực lượng lao động và 20% GDP của cả nước…).

Khi thời tiết cực đoan diễn ra thường xuyên hơn

Những năm gần đây, các hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt, mưa đá, mưa trái mùa, … đang không ngừng gia tăng và được dự báo sẽ diễn ra nhiều hơn trong những năm tiếp theo.

Biến đổi khí hậu đã và đang diễn ra phức tạp, khác xa với những quy luật trước đây vì vậy người dân cần có những giải pháp chủ động thích ứng. Cần bố trí cơ cấu sản xuất, mùa vụ, thời điểm xuống giống lúa phù hợp để hạn chế ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.

- Đối với lúa và những cây trồng nước cần tranh thủ các đợt lấy nước để kịp thời xuống giống, sử dụng các giống chịu hạn, thời gian sinh trưởng ngắn. Ở một số nơi thiếu nước nặng bà con có thể chuyển đổi trồng lúa sang những loại cây hoa màu chịu hạn khác như: ngô, đậu, lạc.

- Đối với cây công nghiệp, cây ăn quả cần có ao tích trữ nước, bón phân hữu cơ để tăng độ giữ nước cho đất. Trồng các loại cỏ lạc để giữ ẩm cho đất. Thực hiện các biện pháp tưới tiên tiến, tưới tiết kiệm cho cây trồng như tưới nhỏ giọt,…

- Vùng đất cát ven biển hoặc khô hạn nặng có thể trồng các loại rau màu (củ hành, tỏi, sắn...) hoặc cây ăn trái (xoài, nhãn, vú sữa, chuối...) có khả năng chịu hạn cao.

- Những vùng có khả năng nhiễm nặm bà con có thể chuyển đổi từ 3 vụ lúasang mô hình lúa – tôm .

- Vùng mặn cần tận dụng khi vào mùa mưa lấy nước mưa để tiến hành nuôi tôm, cá nước lợ.

Nguyễn Linh (T/h)