Tỉa chân hương trước hay sau khi cúng ông Công ông Táo?

Người Việt quan niệm, bát hương là cầu nối thể hiện tấm lòng, sự tưởng nhớ của con cháu với các vị thần linh và gia tiên. Chính vì thế, các gia chủ thường rất chăm chút cho bát hương của gia đình.
Gợi ý mâm cỗ chay cúng ông Công ông Táo chuẩn nhất 2020Cách tỉa chân hương chuẩn phong thuỷ 2020Bài văn khấn xin tỉa chân hương chuẩn nhất 2020

Tỉa chân nhang (chân hương), lau dọn bàn thờ là việc thường được gia chủ làm vào cuối năm. Theo phong tục thì các gia đình sẽ tiến hành tỉa chân nhang sau lễ cúng ông Công, ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp.

tia chan huong truoc hay sau khi cung ong cong ong tao
Các gia đình thường làm lễ tỉa chân hương vào dịp cuối năm. (Ảnh minh hoạ)

Hiện nay, có rất nhiều quan điểm xoay quanh vấn đề nên tỉa chân nhang trước hay sau khi cúng ông Công ông Táo. Đại đa số thì cho rằng, nên dọn bát hương, tỉa chân nhang sau ngày 23 tháng Chạp. Số khác lại cho rằng sang tháng Chạp là gia chủ có thể tiến hành tỉa chân nhang, sau rằm tháng Chạp là tốt nhất.

Tính tới thời điểm hiện tại, chưa có bất cứ nghiên cứu nào khẳng định tỉa chân nhang trước hay sau ngày ông Công ông Táo là đúng. Tuy nhiên, phần lớn các gia đình đều tiến hành tỉa chân nhang, lau dọn bàn thờ sau ngày ông Công ông Táo.

Trước khi tiến hành, gia chủ nên sắm chút lễ vật để xin phép mời ông bà tổ tiên và thần linh được dọn dẹp bàn thờ. Người có nhiệm vụ rút chân nhang và dọn dẹp bàn thờ nên làm với tấm lòng thành tâm nhất. Phải tắm giặt thật sạch sẽ trước khi làm nếu không sẽ ảnh hưởng đến vận khí của toàn gia đình.

tia chan huong truoc hay sau khi cung ong cong ong tao
Lễ tỉa chân hương thường được làm sau lễ cúng ông Công ông Táo. (Ảnh minh hoạ)

Việc tỉa chân hương không kèm theo điển tích nào của người xưa, mà chỉ là một công việc dọn dẹp bình thường, bỏ đi những thứ thừa thãi. Bởi chân hương chính là phần còn lại của nén hương sau khi đã đốt hết phần tỏa hương thơm. Hơn nữa, việc dọn dẹp bát hương, tỉa chân hương cũng là để đảm bảo mỹ quan, cho ban thờ sạch sẽ, sáng sủa.

Cũng có người quan niệm rằng bát hương đầy đặn, chất ngất chân hương thể hiện lòng thành của con cháu với thổ địa, tổ tiên, những bát hương như thế sẽ mang lại tài lộc cho gia chủ. Ngược lại, cũng có người thường có thói quen sau mỗi lần thắp hương, đều dọn dẹp ban thời sạch sẽ, đồng thời rút sạch chân nhang để bát hương quang đãng, không “che mắt” thần linh, tiên tổ.

Tuy nhiên, theo đa số, việc dọn dẹp bàn thờ, tỉa chân hương thường được làm vào cuối năm, và một lần nữa - nếu thấy cần thiết - đó là trước ngày gia đình có giỗ trọng (giỗ cụ tổ, giỗ ông, giỗ cha, mẹ).

Nguyễn Luận
Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường