Trung Quốc hạn chế hoạt động nông nghiệp giảm ô nhiễm môi trường

Theo kế hoạch 5 năm (2021-2025), Trung Quốc sẽ hạn chế hoạt động canh tác xâm lấn những dòng sông lớn, khôi phục các hệ sinh thái và vùng đầm lầy cũng như giải quyết tình trạng sử dụng nước lãng phí.
Siêu thị cấm túi nilon, người Thái Lan sáng tạo đủ cách để mua sắmTình trạng ô nhiễm không khí vẫn tiếp tục tái diễn tại các TP lớnÔ nhiễm hạt vi nhựa ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người dân trong thành phố
trung quoc han che hoat dong nong nghiep giam o nhiem moi truong
Sông Dương Tử bị ô nhiễm nghiêm trọng. (Ảnh: AFP/Getty)

Ngày 17/1, giới chức Trung Quốc khẳng định sẽ áp đặt thêm các hạn chế đối với hoạt động nông nghiệp và công nghiệp trong 5 năm tới nhằm bảo vệ nguồn nước khỏi tình trạng ô nhiễm.

Phát biểu tại một cuộc họp báo, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường nước thuộc Bộ Môi trường và Sinh thái Trương Ba cho biết theo kế hoạch 5 năm (2021-2025), chính phủ sẽ hạn chế hoạt động canh tác xâm lấn những dòng sông lớn, khôi phục các hệ sinh thái và vùng đầm lầy cũng như giải quyết tình trạng sử dụng nước lãng phí.

Với nguồn nước trung bình theo đầu người chỉ bằng 25% mức trung bình của toàn cầu, Chính phủ Trung Quốc ưu tiên phục hồi các nguồn nước đã bị ô nhiễm. Theo ông Trương Ba, chính phủ từ nay sẽ cân nhắc đồng thời cả giá trị sinh thái cũng như giá trị kinh tế trong mọi hoạt động sản xuất.

Hiện Trung Quốc đang thực hiện chiến dịch phục hồi môi trường sinh thái của sông Dương Tử. Dòng sông này cung cấp nước cho khoảng 40% dân số Trung Quốc, song đang bị hủy hoại sau hàng chục năm cải tạo đất, chuyển hướng dòng chảy và xả thải độc hại. Đầu tuần nay, giới chức Trung Quốc cho biết 7.084 người đã bị bắt giữ năm 2019 vì tội phá hoại môi trường sông Dương Tử, tăng 43% so với cùng kỳ năm ngoái.

Một số chính quyền địa phương đã phá đập nước, di dời các nhà máy hóa chất, khôi phục vùng đầm lầy, cũng như cấm trồng trọt và đánh bắt tại những khu vực dễ bị ảnh hưởng. Theo Bộ Môi trường và sinh thái, chất lượng nước nhìn chung đang cải thiện, với 75% lượng nước mặt được lấy mẫu tại 1.940 điểm trên khắp cả nước năm 2019 đạt tiêu chuẩn, tăng 3,9% so với của năm 2018.

Theo Nguyễn Hằng (TTXVN/Vietnam+)