Theo bảng đo của Cổng thông tin quan trắc môi trường Hà Nội, chỉ số chất lượng không khí (AQI) trung bình ở Hà Nội lúc 9h sáng 29/12 nhiều nơi ở ngưỡng đỏ. Điển hình là các khu vực: Phạm Văn Đồng (160), Hàng Đậu (157), Hoàn Kiếm (157), Minh Khai – Bắc Từ Liêm (157)…
Trang Airvisual cũng xếp Hà Nội thứ 15 trong tổng số 10.000 thành phố trên thế giới, với AQI là 162, nồng độ bụi mịn PM2..8 µg/m³. Đơn vị đo tính theo Mỹ.
Trong khi đó, ứng dụng chất lượng không khí PAMAir đo được tại khu vực: Trung Văn, Trung Hòa và Học viện Tài chính AQI cũng dao động trong khoảng 151 – 160 (ngưỡng đỏ).
Ô nhiễm tại TP.HCM sáng nay, theo ghi nhận của Hệ thống quan trắc PAM Air |
Đây là ngưỡng cảnh báo sức khỏe bắt đầu bị ảnh hưởng, đặc biệt là nhóm người nhạy cảm: trẻ em, người già, người có tiền sử mắc các bệnh mãn tính nên hạn chế ra ngoài.
Còn tại TP. Hồ Chí Minh, ứng dụng Air Visual hiển thị chỉ số chất lượng không khí (AQI) trở lại mức đỏ (151 - 200). Hiện tại chất lượng không khí trung bình là 162 - mức màu đỏ. Tuy nhiên, người dân thành phố cũng không nên quá lo ngại bởi chỉ số này đến 13h sẽ giảm trở về mức màu cam.
Theo ứng dụng Air Visual với sự biến chuyển xấu, chất lượng không khí ở TP. Hồ Chí Minh đứng thứ 13 trên bảng xếp hạng những thành phố ô nhiễm không khí trên toàn cầu.
Theo các chuyên gia dự báo thời tiết, đây là thời điểm giao mùa, độ ẩm không khí thấp làm ngưng tụ các chất ô nhiễm đang có trong không khí (do hoạt động phát thải giao thông, công nghiệp, công trình…).
Trước đó, tại cuộc họp liên ngành của Bộ TN&MT với các bộ, ngành địa phương về tình hình ô nhiễm không khí nghiêm trọng, nhiều nguyên nhân ô nhiễm được xác định.
Nguyên nhân hàng đầu là giao thông. Tại TP.HCM có 700 nghìn ô tô, 7,5 triệu xe máy lưu thông hàng ngày, chưa tính đến các phương tiện giao thông từ của người dân từ các địa phương khác đi qua, trong đó có nhiều phương tiện cũ không đảm bảo tiêu chuẩn khí thải.
Ô nhiễm còn phát sinh từ hoạt động xây dựng các công trình mới, cải tạo, sửa chữa đường giao thông do chưa nghiêm túc thực hiện việc che chắn bụi tại các công trường xây dựng và phương tiện chuyên chở nguyên vật liệu, phế thải xây dựng, không rửa xe trước khi ra khỏi công trường (theo thống kê, thành phố Hà Nội hiện có khoảng hơn 1.000 công trình xây dựng, con số này lớn hơn tại TP.HCM).
Khí thải phát sinh từ cơ sở sản xuất công nghiệp có đốt nhiên liệu hóa thạch (nhiệt điện, xi măng..), riêng tại TP.HCM thải.
Ngoài ra, ô nhiễm còn xuất phát từ việc sử dụng số lượng lớn bếp than tổ ong để đun nấu trong sinh hoạt hàng ngày cũng như để kinh doanh (chỉ tính riêng thành phố Hà Nội, hiện nay có khoảng 60 nghìn bếp than tổ ong được sử dụng mỗi ngày). Phát sinh từ hoạt động đốt rơm rạ ngoài trời, đốt rác trong đó có cả chất thải nguy hại không đúng quy định tại một số địa phương.
Ô nhiễm môi trường không khí thường tập trung cao điểm vào thời kỳ giao mùa, xuất hiện hiện tượng nghịch nhiệt.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế đã đưa ra khuyến cáo về người dân bảo vệ sức khỏe trong những ngày ô nhiễm lên ngưỡng xấu như thường xuyên theo dõi tình hình chất lượng không khí trên các phương tiện thông tin của cơ quan chức năng, hạn chế ra khỏi nhà, đi tập thể dục, làm việc ngoài trời.
Vệ sinh mũi, họng bằng nước muối sinh lý, nhất là sau khi ra đường. Tra, rửa mắt bằng nước muối sinh lý trước khi đi ngủ. Người hút thuốc nên hạn chế hút thuốc lá, người không hút thuốc nên tránh xa khỏi thuốc lá.
Hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào ở những thời điểm chất lượng không khí xấu, nhất là những gia đình ở gần đường giao thông và khu vực ô nhiễm. Trồng cây xanh trong và quanh nhà giúp ngăn bụi và làm sạch không khí. Hạn chế sử dụng và thay thế bếp than tổ ong bằng bếp điện, bếp từ.
Với nhóm nhạy cảm gồm người có bệnh hô hấp, bệnh tâm phế mãn tính, người già, người suy dinh dưỡng, người bệnh tim mạch cần thực hiện các biện pháp dự phòng kể trên nghiêm ngặt hơn. Nếu có bất thường cần đến cơ sở y tế kịp thời.