TS Tạ Đình Thi: Kinh tế biển, ven biển sẽ trở thành một trong những nền tảng chủ đạo

"Chúng ta phấn đấu đến năm 2030, GDP của 28 tỉnh ven biển chiếm 65-75% GDP của toàn quốc. Như vậy, kinh tế biển và ven biển sẽ trở thành một trong các nền tảng chủ đạo", TS Tạ Đình Thi cho biết.
TW Hội Kinh tế Môi trường VN dâng hương Đền Hùng, thăm cây Bồ Đề trồng nơi Đất TổBan Thường vụ TW Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam họp triển khai nhiệm vụ năm 2021Kinh tế môi trường và góc nhìn từ các chuyên giaKinh tế môi trường: Xu thế phát triển tất yếu cho kinh tế Việt Nam

Thực hiện Nghị quyết 36 về Chiến lược Phát triển bền vững Kinh tế biển Việt Nam

Sáng 24/3, TW Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, Tạp chí Kinh tế Môi trường đã phối hợp cùng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã phối hợp tổ chức Tọa đàm “Kinh tế môi trường – Xu thế phát triển tất yếu cho kinh tế Việt Nam.

Tham dự Tọa đàm, TS Tạ Đình Thi – Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam cho biết, truyền thống lịch sử, văn hóa, quá trình dựng nước, giữ nước của Việt Nam đều từ biển, dựa vào biển. Với đường bờ biển dài, diện tích biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán gấp 3 lần diện tích đất liền, Việt Nam đang có nhiều lợi thế để đẩy mạnh phát triển về biển.

tm-img-alt
TS Tạ Đình Thi – Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo. 

Để trở thành một quốc gia mạnh về biển, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, đường lối, cụ thể hóa và thể chế hóa về nội dung này. Trên cơ sở tổng kết Nghị quyết Trung ương 4 khóa X về “Chiến lược Phát triển bền vững Kinh tế biển Việt Nam”, Trung ương khóa XII tại kỳ họp 8 đã thông qua Nghị quyết 36 về Chiến lược Phát triển bền vững Kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045… Đây là các chủ trương chính sách lớn về biển của Việt Nam và cũng có thể coi như tuyên ngôn chính trị về biển, khẳng định tư tưởng, đường lối của chúng ta liên quan đến sự phát triển biển đảo.

Theo TS Tạ Đình Thi, phát triển bền vững kinh tế biển là một trong những xu thế tất yếu của nhân loại. Thế kỉ 21 là thế kỉ của đại dương, hầu hết các quốc gia đều hướng ra biển. Trong số 21 nền kinh tế mạnh nhất trừ Thụy Sĩ đều là cường quốc về biển. Theo đó, Việt Nam cũng tiếp cận xu hướng phát triển của quốc tế và đưa tư tưởng này vào Nghị quyết của Đảng.

tm-img-alt
Tọa đàm “Kinh tế môi trường – Xu thế phát triển tất yếu cho kinh tế Việt Nam diễn ra vào sáng 24/3. 

“Theo Nghị Quyết, chúng ta phấn đấu đến năm 2030, GDP của 28 tỉnh ven biển chiếm 65-75% GDP toàn quốc. Như vậy, kinh tế biển là một trong các nền kinh tế chủ đạo. Cần lưu ý, nội hàm tư tưởng phát triển bền vững kinh tế biển ngoài phát triển dựa vào ba trụ cột kinh tế - xã hội - môi trường thì biển còn có trụ cột quốc phòng – an ninh và đối ngoại - hợp tác quốc tế. Đảm bảo cân bằng được các trụ cột kể trên, biển mới phát triển bền vững”, TS Tạ Đình Thi chia sẻ.

Nghị quyết cũng nêu ra các ngành kinh tế được ưu tiên phát triển, đầu tiên là du lịch, dịch vụ biển; Hàng hải; Dầu khí và các ngành khoáng sản khác; Thủy sản; Năng lượng tại tạo và các ngành kinh tế biển mới. Ngay trong từng nội hàm của các ngành này thì sự phát triển cũng phải tập trung ưu tiên bảo vệ môi trường, lấy phương thức phát triển dựa trên các hệ sinh thái đảm bảo cân bằng. Ví dụ ngành thủy sản, hiện ưu tiên giảm đánh bắt gần bờ, tập trung nuôi biển, khai thác xa bờ...

Hoạt động kinh tế, khai thác sử dụng biển chú trọng bảo vệ môi trường

Trả lời câu hỏi của các phóng viên tại Tọa đàm, TS Tạ Đình Thi cho rằng, mối quan hệ giữa kinh tế quốc phòng an ninh, khai thác biển và bảo vệ biển, xây dựng sức mạnh khai thác và bảo vệ biển là yêu cầu mà chúng đặt ra trong chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến biển và phát triển bền vững kinh tế biển.

tm-img-alt
TS Tạ Đình Thi (bên phải) trao đổi với PGS.TS Trương Mạnh Tiến - Chủ tịch TW Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam trong khuôn khổ buổi Tọa đàm sáng 24/3. 

Rõ ràng hiện nay, cặp phạm trù giữa phát triển kinh tế và quốc phòng an ninh là yêu cầu đặt ra song song, tức là phải phát triển kinh tế mới có điều kiện củng cố và xây dựng về quốc phòng an ninh, trong thời gian qua, thực hiện Chiến lược Phát triển bền vững Kinh tế biển Việt Nam, chúng ta đang làm tốt công tác này.

Thực tế việc xây dựng các lực lượng quốc phòng an ninh theo chủ trương hướng ra biển và bảo vệ từ hướng biển, các lực lượng từ không quân hải quân, biên phòng …, liên quan đến biển đều được xây dựng và củng cố từ sự phát triển kinh tế về biển.

Theo TS Tạ Đình Thi, mối quan hệ giữa khai thác sử dụng biển và bảo vê biển là yêu cầu cấp thiết và Luật Tài nguyên môi trường biển và hải đảo đã được Quốc hội thông qua thể hiện rất rõ tư tưởng này.

"Cần quản lý tổng hợp biển và hải đảo dựa trên hệ sinh thái, từ đó trong các hoạt động kinh tế, khai thác sử dụng biển cần phải chú trọng việc bảo vệ môi trường", TS Tạ Đình Thi nhấn mạnh. 

Vương Liễu

Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường