Từ đầu năm 2019 đến nay, gần 30 tấn tôm hùm đất nhập khẩu vào TP HCM

Từ đầu năm 2019 đến ngày 15/5, khoảng 30 tấn tôm hùm đất đông lạnh và luộc sơ đông lạnh được nhập khẩu vào TP HCM.
Sinh vật ngoại lai xâm hại và những bài học đắt giáBan Chỉ đạo 389 Quốc gia vào cuộc ngăn chặn tôm hùm đấtĐừng để tôm hùm đất trở thành "đại dịch" ốc bươu vàng thứ hai

Theo số liệu thống kê của Cục Hải quan TP HCM, từ đầu năm 2019 đến ngày 15/5, hơn 30 tấn tôm hùm đất (hay còn gọi là tôm càng đỏ) đông lạnh và luộc sơ đông lạnh được nhập khẩu vào Việt Nam. Trong đó, Cảng Cát Lái (TP HCM) là đầu mối nhập khẩu chủ yếu lượng tôm hùm đất đông lạnh.

Với mức giá gần 90.000 đồng/kg, kim ngạch nhập khẩu tôm hùm đất ước đạt gần 132.000 USD.

tu dau nam 2019 den nay gan 30 tan tom hum dat nhap khau vao tp hcm
Từ đầu năm đến nay, gần 30 tấn tôm hùm đất nhập khẩu vào TP HCM - ảnh MH.

Trong khi đó, năm 2018, tôm hùm đất đông lạnh và luộc sơ đông lạnh được làm thủ tục nhập khẩu qua Cảng Cát Lái vào TP HCM hơn 46 tấn.

Để kịp thời ngăn chặn và quản lý chặt chẽ việc nhập khẩu mặt hàng tôm hùm đất, Tổng cục Hải quan yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố chỉ đạo các chi cục hải quan, đội kiểm soát hải quan phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước tăng cường các biện pháp kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu tôm càng đỏ.

Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị kịp thời đấu tranh, ngăn chặn đối với các hành vi vận chuyển trái phép mặt hàng này vào Việt Nam qua các cửa khẩu phụ, lối mòn, lối mở tại các tỉnh biên giới.

Tôm càng đỏ hay còn gọi là tôm hùm đất là loài có khả năng sinh sống ở nhiều loại môi trường khác nhau, từ vùng ven biển nước lợ tới môi trường nước ngọt; môi trường sống ưa thích là những nơi có dòng chảy chậm. Chúng thường ẩn nấp trong các hang hốc, rễ cây thủy sinh lớn ven bờ; là loài ăn tạp, thức ăn gồm các loại thực vật, động vật, bã hữu cơ, đôi khi có thể ăn thịt lẫn nhau. Chúng có thể đào hang sâu tới 2m, phá hủy kênh mương, thủy lợi nên được xếp vào 100 loài nguy hiểm nhất trên thế giới.

Bộ NN&PTNT đã có công văn hỏa tốc yêu cầu các cơ quan chức năng tăng cường kiểm soát loài này, vì đây là sinh vật ngoại lai xâm hại, không có tên trong danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam.

Trọng Nguyễn
Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường

Xem thêm

Liên kết