'Vén màn bí ẩn' ngành kinh doanh động vật hoang dã

Nhiều bằng chứng khoa học từ đại dịch nguy hiểm chết người SARS đến Covid-19 cho thấy, những ổ virus trên động vật hoang dã có thể lây truyền sang người gây ra đại dịch. Việc tiêu thụ động vật hoang dã khá phổ biến ở nhiều nước châu Á là mối ẩn hoạ cho dịch bệnh có thể bùng phát bất cứ lúc nào.
Sri Lanka tăng cường hệ thống pháp luật bảo vệ động vật hoang dãAustralia chi hơn 30 triệu USD cứu động vật hoang dã và môi trườngNgăn chặn tình trạng buôn bán, tàng trữ động vật hoang dã
ven man bi an nganh kinh doanh dong vat hoang da
Vật chủ trung gian của dịch Covid-19 được cho là tê tê lại có nhu cầu tiêu thụ lớn để làm thuốc chữa bệnh tại Việt Nam và Trung Quốc.

Chợ động vật tươi sống: Con gì cũng có!

Tại nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, việc mua sắm ở các khu chợ tươi sống rất được ưa chuộng bởi thói quen thưởng thức ẩm thực lạ của người dân. Tại đây, những thực phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã như hoẵng, cầy hương, dơi, rắn, cá sấu… luôn được ưa thích, thậm chí còn được dùng để làm những phương thuốc chữa bệnh truyền thống.

ven man bi an nganh kinh doanh dong vat hoang da
Động vật hoang dã được bày bán nhiều tại các khu chợ ở Trung Quốc. (Ảnh: AFP/Getty)

Chợ Huanan ở Vũ Hán được cho là điểm khởi đầu cho sự bùng phát virus Covid-19 ở Trung Quốc và lan sang nhiều quốc gia châu Á. Đây là một khu phức hợp gồm 1.000 quầy hàng trải rộng trên diện tích tương đương 9 sân bóng, là khu vực lớn nhất ở miền trung Trung Quốc, chủ yếu cung cấp mặt hàng hải sản cho cư dân và các nhà hàng tại Vũ Hán.

Cách đây không lâu, một cửa hàng kinh doanh tại chợ hải sản Huanan thậm chí đã rao bán và niêm yết giá của 112 mặt hàng thịt động vật hoang dã, bao gồm cáo, cá sấu, chó sói, kỳ nhông, rắn, chim công, nhím, lạc đà... “Chúng tôi sẽ giao thịt tươi đến tận cửa nhà bạn” - cửa hàng này viết trên mẫu quảng cáo.

Sau khi dịch Covid-19 bùng phát ở Vũ Hán khiến hàng trăm người tử vong, Trung Quốc đã tạm đóng cửa khu chợ Huanan, cấm tạm thời việc buôn bán động vật hoang dã. Cùng với đó hơn 20.000 trang trại nhân giống động vật hoang dã để làm thức ăn đã bị đóng cửa trên khắp nước này nhằm ngăn chặn dịch dù ngành chăn nuôi động vật hoang dã có quy mô tới 520 tỉ nhân dân tệ, tương đương 73,85 tỉ USD và là “cơ hội làm giàu” ở nhiều vùng nông thôn.

Tiến sĩ Benjamin Rawson, Giám đốc Chương trình Phát triển và Bảo tồn, WWF - Việt Nam nhận định: “Dựa trên các báo cáo khoa học đã được phê duyệt, có thể thấy rằng dịch bệnh SARS, MERS cũng như Covid-19 đều được ghi nhận có sự lây truyền từ động vật hoang dã sang người.

Dịch SARS trong năm 2002-2003 lây nhiễm cho hơn 8.000 người ở 37 quốc gia và khiến 774 người tử vong vốn xuất phát từ một chủng virus betacorona mới có nguồn gốc từ dơi, thông qua vật chủ trung gian là cầy vòi mốc. Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS-CoV) bùng phát vào năm 2012 khiến 2.494 người lây nhiễm và 858 người tử vong, được cho là bắt nguồn từ một chủng virus Corona khác truyền qua lạc đà tới con người.

Virus corona chủng mới cũng được cho bắt nguồn từ loài dơi, tuy nhiên vật chủ lây truyền trung gian vẫn chưa được xác nhận. Các nhà khoa học Trung Quốc đưa ra khả năng vật chủ trung gian có thể chính là tê tê. Đây là điểm rất đáng chú ý, bởi tê tê đang là động vật bị buôn bán bất hợp pháp phổ biến nhất trên toàn cầu và tại Việt Nam.

ven man bi an nganh kinh doanh dong vat hoang da
Một sĩ quan cảnh sát trông chừng một con cầy bị bắt trong tự nhiên bởi một người nông dân ở Vũ Hán (Ảnh AFP/Getty)

Ước tính cho thấy từ năm 2000-2013, có hơn 1 triệu con tê tê đã được bán trên thị trường bất hợp pháp. Thống kê của Wildlife Justice Commission, một tổ chức phi chính phủ, cho thấy từ năm 2016 đến năm 2019, chỉ riêng Trung Quốc đã thu giữ được khoảng 206 tấn vảy tê tê trong 52 vụ buôn bán trái phép loài vật này.

Báo động tiêu thụ động vật hoang dã

Trao đổi với PV Kinh tế Môi trường, bà Bùi Thị Hà, Phó giám đốc Trung tâm Giáo dục thiên nhiên Việt Nam (ENV), cho rằng dịch Covid-19 lại một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về nạn tiêu thụ động vật hoang dã.

Theo bà Hà: “Nhiều người vẫn tin rằng ăn gì thì bổ nấy, tiêu thụ động vật hoang dã không chỉ tăng cường sức khỏe nói chung mà giúp chữa những căn bệnh hiểm nghèo như ung thư. Đó là quan niệm hết sức sai lầm. Chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh tác dụng chữa bệnh của các sản phẩm từ động vật hoang dã”. Thực tế, con người tiêu thụ loại thực phẩm này quá nhiều đã dẫn đến nguy cơ như ảnh hưởng đến quần thế động vật hoang dã, đến môi trường sinh thái, biến đổi khí hậu, thậm chí gây nguy cơ đến sức khỏe người sử dụng hay lây lan dịch bệnh trong cộng đồng như Covid-19, trước đó là SARS, Ebola...

Nhiều ý kiến cho rằng những dịch bệnh nguy hiểm có nguồn gốc từ động vật hoang dã liên tiếp xảy ra là dấu hiệu cho thấy con người đang phải trả giá và trở thành nạn nhân của chính việc buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã.

“Trong bất cứ trường hợp nào, nếu con người không chủ động săn bắt, buôn bán hay giết các cá thể động vật hoang dã thì nguy cơ và sự tiếp xúc giữa con người và động vật sẽ không có, con người không thể lây lan các dịch bệnh nguy hiểm từ động vật hoang dã. Rõ ràng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm từ động vật hoang dã của con người chính là nguyên nhân dẫn đến sự tương tác giữa động vật hoang dã và con người, từ đấy dẫn đến nguy cơ lây lan dịch bệnh” - bà Bùi Thị Hà phân tích và cho rằng, trong mọi trường hợp, động vật hoang dã luôn là “nạn nhân”.

Theo Phó giám đốc ENV, để có thể ngăn chặn tình trạng săn bắt động vật hoang dã đầu tiên cần nâng cao nhận thức của người dân. Cơ quan chức năng cần tuyên truyền cho người dân hiểu rằng tiêu thụ động vật hoang dã không chỉ làm hại, ảnh hưởng đến môi trường mà còn gia tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh cho cá nhân họ và cả cộng đồng. Thậm chí, ảnh hưởng đến cả an ninh kinh tế chính trị xã hội như những hậu quả nghiêm trọng trong các đại dịch MERS, SARS, Covid-19… Dù Việt Nam chưa phải là tâm điểm dịch Covid-19, nhưng hệ luỵ ảnh hưởng tới kinh tế, xã hội là thấy rõ.

ven man bi an nganh kinh doanh dong vat hoang da
Chợ hải sản Huanam bị đóng cửa khi dịch Covid-19 lây lan quá nhanh ở Vũ Hán.

“Việt Nam phải tăng trưởng hiệu quả thực thi pháp luật. Hiện chúng ta đã có hệ thống quy phạm pháp luật về động vật hoang dã khá đầy đủ, điều quan trọng là làm sao áp dụng hiệu quả các quy định để đảm bảo ý nghĩa răn đe, phòng ngừa, góp phần bảo vệ động vật hoang dã. Đặc biệt, kiểm soát chặt các cơ sở gây nuôi, động vật hoang dã là nơi tiềm tàng rất nhiều rủi ro dịch bệnh”, bà Hà nói. Theo ENV thực tế nhiều cơ sở gây nuôi được lập ra làm vỏ bọc để có thể nhập lậu động vật hoang dã từ tự nhiên, từ đó hợp phá hóa động vật hoang dã để đưa đi tiêu thụ trên khắp cả nước thực trạng này, rất cần có biện pháp giám sát và xử lý nghiêm khắc.

Đại diện của ENV chia sẻ: “Có người đã nói rằng chúng ta biết tiêu thụ động vật hoang dã là sai lầm và gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên chúng ta cứ lặp đi lặp lại sai lầm với hy vọng có kết quả khác đi, đó thực sự là bi kịch”.

Ngọc Châu
Ngọc Châu
Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường