Vinalines thoái vốn nhà nước tại 5 doanh nghiệp vận tải biển và KCN

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) dự kiến thoái vốn tại các doanh nghiệp vận tải biển như Vosco, Vinaship, Hải Âu…
Thuê đất 50 năm, chủ đầu tư cam kết gì ở dự án Altara Residences Quy Nhơn?Kỳ 1: Dấu hiệu bất thường trong bán tài sản của Cảng LotusBán rẻ tài sản nhà nước, Vinalines "móc ví" 415 tỉ đồng mua lại cảng Quy Nhơn

Vinalines vừa công bố kế hoạch thoái vốn năm 2019 trước thềm đại hội cổ đông lần thứ nhất, chuyển mô hình hoạt động sang loại hình công ty cổ phần của Vinalines.

Cụ thể, Vinalines sẽ thoái vốn giảm tỷ lệ sở hữu tại 2 doanh nghiệp, gồm: Công ty Cổ phần Vận tải biển Việt Nam (Vosco) sẽ giảm sở hữu từ 51% xuống 49%, tức sẽ bán khoảng 2,8 triệu cổ phần); Công ty Cổ phần Vận tải biển Vinaship sẽ thoái vốn từ 51% xuống 36%, tức giảm 3 triệu cổ phần.

vinalines thoai von nha nuoc tai 5 doanh nghiep van tai bien va kcn

Vinalines sẽ thoái vốn tại 5 doanh nghiệp thành viên để tập trung vốn đầu tư vào các lĩnh vực chính

Ngoài ra, tổng công ty sẽ bán bớt vốn tại 3 doanh nghiệp gồm: Công ty Cổ phần KCN Tín Nghĩa (thoái vốn toàn bộ 1,15% cổ phần); Công ty Cổ phần Hợp tác lao động với nước ngoài (thoái vốn toàn bộ 24,9% cổ phần); Công ty Cổ phần Vận tải biển Hải Âu (thoái vốn toàn bộ 26,46% cổ phần).

Theo lộ trình giai đoạn 2019 - 2020, Vinalines sẽ thực hiện thoái vốn/giảm vốn tại 18 doanh nghiệp, trong đó, thoái vốn toàn bộ, thu gọn đầu mối tại 9 doanh nghiệp vận tải biển kinh doanh thua lỗ kéo dài, khó có khả năng hồi phục. Việc thoái vốn của đơn vị đều tuân thủ đúng pháp luật, minh bạch, bảo toàn vốn ở mức cao nhất.

Từ năm 2013 đến nay, Vinalines đã thoái vốn rất nhiều doanh nghiệp, giảm số lượng doanh nghiệp thành viên từ 73 doanh nghiệp xuống còn 35 doanh nghiệp hiện tại (bao gồm cả Công ty Cổ phần Cảng Quy Nhơn mới được Vinalines tiếp nhận lại từ tháng 6/2019).

Đáng chú ý, Tổng công ty đã thoái toàn bộ vốn đầu tư ngoài ngành tại các ngân hàng, công ty chứng khoán, bảo hiểm, bất động sản… để tập trung trong 3 ngành nghề kinh doanh cốt lõi là: khai thác cảng biển, vận tải biển và dịch vụ hàng hải.

Nhờ thoái vốn tại công ty thành viên kinh doanh kém hiệu quả nên tổng số nợ phải trả của toàn Vinalines giảm mạnh từ hơn 67.500 tỉ đồng (trước thời điểm tái cơ cấu) xuống còn hơn 17.100 tỉ đồng tại thời điểm tháng 3/2019.

Về nhiệm vụ sản xuất và kinh doanh, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp yêu cầu người đại diện phần vốn nhà nước tại Vinalines phải hoàn thành kế hoạch, cụ thể: công ty mẹ Vinalines phải hoàn thành 3 chỉ tiêu kinh doanh chính trong năm 2019 là sản lượng vận tải biển 4.670.000 tấn; doanh thu 1.549 tỉ đồng; lợi nhuận 0 đồng. Đây là mức thấp nhất trong số các tổng công ty giao thông hiện do Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp quản lý.

Đến hết quý 1/2019, công ty mẹ - Vinalines ghi nhận lợi nhuận trước thuế âm 96,6 tỉ đồng, trong đó lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh lỗ 110 tỉ đồng.

Các khoản đầu tư tài chính dài hạn tại 18 công ty con với giá trị 9.236 tỉ đồng; 4 công ty liên doanh với giá trị 96 tỉ đồng và 11 công ty liên kết với giá trị 142,8 tỉ đồng.

Lãnh đạo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cho biết, đã cân nhắc rất kỹ khi chỉ yêu cầu Vinalines đạt mức lợi nhuận 0 đồng năm 2019, trong khi năm ngoái lợi nhuận trước thuế vẫn đạt 261 tỷ đồng. Vì hoạt động kinh doanh khó khăn, đội tàu già kém hiệu quả, tái cơ cấu chật vật…

Nam Dương
Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường

Xem thêm

Liên kết