'Vòng cung Vĩ đại' thay đổi hiểu biết lâu nay về Vũ trụ

Nghiên cứu mới đây vừa phát hiện ra cấu trúc lớn nhất của Vũ trụ: Một vòng cung khổng lồ tập hợp các thiên hà trải dài 3,3 tỉ năm ánh sáng; làm thay đổi những hiểu biết lâu nay của các nhà khoa học về Vũ trụ rộng lớn.
Các đại dương cạn kiệt oxy với tốc độ chưa từng thấyNASA mở tour tham quan Trạm vũ trụ quốc tế ISS

Từ lâu, các nhà khoa học cho rằng vật chất được phân bố trải đều khắp vũ trụ quan sát được. Đây là kiến thức đóng vai trò nền tảng của vũ trụ học, hay là chúng ta luôn nghĩ như thế.

Tuy nhiên, một trong những cột trụ của lĩnh vực nghiên cứu vũ trụ vừa bị phủ định tại cuộc họp báo trực tuyến của Hiệp hội Thiên văn Mỹ vừa qua.

Mô phỏng một cấu trúc khổng lồ được tập hợp từ các thiên hà. (Ảnh minh họa)

Nghiên cứu sinh Alexia Lopez của Đại học Trung tâm (UCLan-Anh) và đồng sự đã trình bày phát hiện mà theo họ là tình cờ về một chuỗi khổng lồ của các thiên hà nằm ở góc xa xôi của vũ trụ.

Được gọi là “Vòng cung Vĩ đại”, cấu trúc được tập hợp từ các thiên hà, cụm thiên hà và khối lượng khí, bụi chưa thể đo đếm. Nó nằm cách Trái đất 9,2 tỉ năm ánh sáng và chiếm cứ 1/15 diện tích vũ trụ quan sát được.

Vào thời điểm phát hiện, cô Lopez đang tập hợp các bản đồ trên bầu trời đêm, dựa vào ánh sáng của khoảng 120.000 chuẩn tinh. Phương pháp này đã làm nổi bật một cấu trúc bí ẩn với kích thước khổng lồ chưa từng được quan sát trước đó.

Sau khi thực hiện các cuộc kiểm tra khác, nhóm chuyên gia xác định sự tồn tại của “Vòng cung Vĩ đại”, hoàn toàn đi ngược lại hiểu biết lâu nay về vũ trụ.

Về mặt kích thước, “Vòng cung Vĩ đại” lớn hơn bất kỳ các tập hợp khác của thiên hà được phát hiện trước đây, bao gồm “Bức tường Sloan Vĩ đại” và “Bức tường Nam Cực”. Trong đó, cả hai bức tường thiên hà đều trải dài khoảng 1,37 tỉ năm ánh sáng.

Các vật chất không phân bố đồng đều khắp vũ trụ như chúng ta vẫn tưởng. (Ảnh minh họa)

Việc tìm thấy một cấu trúc cấu trúc vật chất khổng lồ, chen chúc trong một không gian nhất định đã cho thấy có lẽ vật chất không phân bố đồng đều khắp vũ trụ như chúng ta vẫn tưởng.

Trong thời gian gần đây, giới thiên văn lần lượt tìm thấy những cấu trúc vật chất khổng lồ, thường chen chúc trong một không gian nhất định. Điều này cho thấy có lẽ vật chất không phân bố đồng đều khắp vũ trụ như chúng ta vẫn tưởng.

Tuy nhiên, mô hình tiêu chuẩn hiện nay của vũ trụ lại được xây dựng dựa trên các cơ sở đó. “Nếu hệ thống nền tảng hiện tại không đúng, có lẽ chúng ta cần phải bắt tay xây dựng những giả thuyết hoặc luật lệ mới để giải thích vũ trụ một cách chính xác hơn”, chuyên gia Lopez cho biết.

Cho tới nay, vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết. Tuy nhiên với những gì mà chúng ta đã biết về vũ trụ, có khá nhiều sự thật khiến chúng ta phải cảm thấy ngạc nhiên.

Chúng ta đều biết, Trái Đất mất 365 ngày để quay quanh Mặt Trời, với quãng đường khoảng 93 triệu dặm. Nhưng để Mặt Trời thực hiện hết 1 vòng quanh trung tâm Dải Ngân Hà sẽ mất khoảng 225 triệu năm.

Thiên hà của chúng ta có tên Milky Way đang quay tròn với vận tốc 225 km/s và di chuyển trong không gian với vận tốc 305 km/s. Như vậy, chúng ta đang di chuyển trong không gian với tốc độ 530 km/s.

Các nhà khoa học đưa ra một giả thuyết rằng, Mặt Trăng ngày nay được hình thành từ sau một vụ va chạm giữa Trái Đất và một hành tinh có kích thước cỡ sao Hỏa cách đây khoảng 4 tỉ năm, khoảng 100 triệu năm sau khi hệ Mặt Trời được hình thành.

Cho đến nay, giả thiết này là lý giải hợp lý nhất cho câu hỏi về sự hình thành của Mặt Trăng. Một bằng chứng khác chứng minh cho giả thiết trên là cấu tạo vật chất của Mặt Trăng và Trái Đất là hoàn toàn tương đồng nhau.

Minh Dương

Xem thêm

Liên kết