Xe cộ ùn ùn trở về thành phố sau Tết, kinh nghiệm đối phó với tắc đường cho bác tài

Kỳ nghỉ lễ Tết Nguyên Đán vừa kết thúc cũng là lúc dòng người đổ xô trở lại các thành phố lớn. Nguy cơ dẫn đến tắc đường ở các cửa ngõ là khó tránh khỏi. Dưới đây là những kinh nghiệm hữu ích dành cho các bác tài.
xe co un un tro ve thanh pho sau tet kinh nghiem doi pho voi tac duong cho bac tai
Sau Tết, lượng phương tiện giao thông lớn ùn ùn đổ về các thành phố lớn, dễ dẫn đến tắc đường kéo dài

1. Lựa chọn thời điểm xuất hành phù hợp

Điều này sẽ là rất khó khăn khi mà hầu hết các khung giờ trong ngày sau Tết đều sẽ là giờ cao điểm tại các cửa ngõ vào thành phố. Vì vậy, hãy cân nhắc về thời điểm xuất phát của bạn. Thông thường, ngày cuối cùng của đợt nghỉ lễ sẽ là khoảng cao điểm nhất, ùn tắc kéo dài nhất, đặc biệt là từ sau trưa đến chiều tối. Nếu có thể, hãy đi sớm hơn một ngày hoặc muộn hơn một ngày sẽ giúp bạn tránh khỏi mất thời giờ và mệt mỏi vì tắc đường.

2. Tìm kiếm các cung đường tránh

Tại nhiều cửa ngõ thành phố sẽ diễn ra tình trạng tắc đường kéo dài khi mọi người cùng đổ về. Lời khuyên dành cho bạn đó là, hãy tìm hiểu từ trước, từ trên bản đồ hoặc những người thạo đường về những cung đường tránh. Việc đi xen vào các khu dân cư có thể khiến quãng đường của bạn dài hơn, nhưng lại giúp bạn “thoát hiểm” nhanh hơn.

3. Đi đúng làn, giữ khoảng cách với các xe khác

Khi xảy ra tắc đường, khoảng cách giữa các xe thường bị thu hẹp lại. Tuy nhiên, nếu chỉ vì nóng vội, vượt mặt các xe khác sẽ dẫn đến tình trạng tắc càng thêm tắc, thậm chí va quẹt không đáng có. Nếu đường đã tắc, nhích thêm một chút cũng không giải quyết được vấn đề, bạn hãy bình tĩnh, tránh nóng vội để điều khiển xe của mình đi đúng làn, có như vậy mới góp phần giảm thiểu ùn tắc.

xe co un un tro ve thanh pho sau tet kinh nghiem doi pho voi tac duong cho bac tai

Theo kinh nghiệm lái xe lão làng trong thành phố giờ cao điểm, khoảng cách an toàn giữa các xe với nhau vào khoảng 50 - 60cm, vừa để tránh các xe máy lọt qua, vừa có khoảng không vừa đủ để có thể kiên nhẫn chờ đợi đến khi đường đủ rộng rồi tiếp tục nối theo lưu lượng xe trên đường.

4. Giữ đều chân ga, chuyển số an toàn

Kinh nghiệm lái xe khi tắc đường cần nắm được đó chính là bạn hãy nhả chân ga và chuyển số an toàn sang số thấp hơn. Khi nhả chân ga, van tiết lưu trong động cơ sẽ đóng lại, tạo ra một khoảng chân không tạo ra lực cản động cơ và làm chậm tốc độ xe. Duy trì tốc độ không đổi chậm hơn một chút so với lưu lượng xe sẽ đảm bảo an toàn giao thông hơn, giúp các lái xe kiểm soát tốt tốc độ và tránh các tình huống không hay phát sinh.

Lưu ý, không bao giờ đột ngột tăng giảm ga để tránh việc va quệt xe hoặc làm cho các xe khác bị bất ngờ và không kịp xử lý.

5. Tránh quay đầu xe đột ngột và luôn sử dụng đèn báo hiệu

Việc quay đầu xe vào thời điểm tắc nghẽn giao thông sẽ là một ý tưởng tồi tệ, dễ nhận được “gạch đá” của những chủ phương tiện đi sau, thậm chí gây ra tình trạng hỗn loạn trên đường. Khi quay đầu xe, có thể sẽ giải quyết được tình trạng của bản thân bạn nhưng sẽ khiến dòng xe phía sau càng thêm tắc.

xe co un un tro ve thanh pho sau tet kinh nghiem doi pho voi tac duong cho bac tai

Quay đầu xe đột ngột khi tắc đường sẽ khiến tình trạng tắc càng trở nên tồi tệ

6. Đảm bảo phương tiện của mình luôn hoạt động tốt nhất

Sẽ thật là tồi tệ nếu đang tắc đường mà có một chiếc ô tô hoặc xe máy nào đột nhiên bị hỏng, không hoạt động được. Vì vậy, để tránh cho bản thân cũng như những người khác rơi vào tình huống tắc càng thêm tắc, trước khi xuất hành, bạn hãy kiểm tra lại xe của mình một lần nữa để đảm bảo mọi bộ phận đều hoạt động tốt, yên tâm về cuộc hành trình sắp tới.

Theo Người Đưa Tin