Quy hoạch kết cầu hạ tầng đường thủy 2021-2030
Mục tiêu lập quy hoạch nhằm đánh giá hiện trạng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa và tình hình triển khai các quy hoạch phát triển kết cấu giao thông đường thủy nội địa và xác định nhu cầu vận tải đường thủy nội địa thời kỳ 2021 - 2030, có xét đến năm 2050 trong mối tương quan với các phương thức vận tải khác.
Ngày 9/6, đại diện Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cho biết, theo đề xuất tại dự thảo Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong 10 năm tới toàn quốc có 27 cụm cảng thủy hành khách lớn được quy hoạch phân bổ theo các khu vực Bắc - Trung - Nam, với tổng công suất khoảng 36 triệu khách/năm.
Vị trí quy hoạch các cụm cảng khách chính chủ yếu tại các trung tâm đô thị, tại các tỉnh, thành phố có tiềm năng, thuận lợi vận tải khách thủy và khu vực có tiềm năng du lịch biển đảo, vịnh, đầm, sông nước.
Theo đó, khu vực phía Bắc có 9 cụm cảng, với tổng công suất khoảng hơn 5,85 triệu khách/năm, gồm: Cụm cảng khách tại TP.Hà Nội (Hà Nội, Sơn Tây, Bát Tràng…), tại TP.Hải Phòng (Cát Hải, Cát Bà, Hòn Dấu…), tại tỉnh Quảng Ninh (Tuần Châu, Bãi Cháy, Cẩm Phả, Cái Rồng…) và các cụm cảm tại các tỉnh Phú Thọ, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định (chuyển đổi từ cảng Nam Định hiện hữu), Ninh Bình và các cảng khách trên hồ Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Hồ Thác Bà, tỉnh Tuyên Quang.
Khu vực miền Trung có 5 cụm cảng, với tổng công suất khoảng 1,45 triệu khách/năm, gồm: Cụm cảng Hàm Rồng, Bến Thuỷ, Tòa Khâm, sông Hàn, Quảng Nam (Cửa Đại - Cù Lao Chàm).
Nhiều nhất là tại miền Nam với 13 cụm cảng, với tổng công suất khoảng 29 triệu khách/năm, gồm: Cụm cảng khách TP.HCM, Cầu Đá, Đồng Tháp (Cao Lãnh, Hà Tiên), Rạch Giá, Cà Mau (Cà Mau, Năm Căn, Ông Đốc), Mỹ Tho, An Giang (Long Xuyên, Châu Đốc), Tân An, Trà Vinh, Vĩnh Long và cụm cảng khách Bến Tre.
Đề xuất phương án quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo từng thời kỳ nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh và hạn chế ô nhiễm môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; Đề xuất các giải pháp cơ chế, chính sách phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa cùng các phương án tổ chức thực hiện quy hoạch; Đánh giá tác động có thể xảy ra đối với môi trường trong thời kỳ quy hoạch và đề xuất các giải pháp ứng phó, giảm thiểu.
Bên cạnh đó, nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hoá ngày một tăng cao. Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu vận tải đa quốc gia dẫn tới yêu cầu về quy mô của hệ thống cảng biển ngày phải một mở rộng hơn, quy hoạch tốt hơn để có thể đón được những chiếc tàu tầm cỡ quốc tế vào Việt Nam.
Với quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bộ GTVT đặt mục tiêu bảo đảm thông qua toàn bộ lượng hàng xuất nhập khẩu, giao lưu giữa các vùng, miền địa phương trong nước và hàng trung chuyển, quá cảnh cho các nước trong khu vực bằng đường biển, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2030, hàng hóa thông qua cảng khoảng từ 1,14 tỉ đến 1,42 tỉ tấn/năm; Hành khách khoảng từ 10,1 đến 10,3 triệu lượt khách/năm. Đến năm 2050, hàng hóa qua cảng biển đạt khoảng từ 2,8 tỉ đến 3,3 tỉ tấn/năm; Hành khách khoảng từ 14,4 đến 15,1 triệu lượt/năm. Đến năm 2050, đặt mục tiêu hàng hóa khoảng từ 2,85 tỉ tấn đến 3,35 tỉ tấn/năm; Hành khách khoảng từ 14,4 đến 15,1 triệu lượt khách/năm.
Để thực hiện mục tiêu đó, cần ưu tiên phát triển các cảng biển, cụm cảng biển trọng điểm có tính chất động lực, gồm: Cảng cửa ngõ quốc tế kết hợp trung chuyển quốc tế tại Hải Phòng, Bà Rịa – Vũng Tàu; Cảng cửa ngõ quốc tế tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, tiếp nhận được tàu trọng tải lớn phù hợp xu thế phát triển đội tàu biển thế giới, Cùng đó, đưa ra danh mục đầu tư nâng cấp luồng tuyến, đường kết nối cảng biển theo thứ tự ưu tiên.
Cảng biển - động lực phát triển kinh tế biển
Thời gian qua, được sự quan tâm và đầu tư, cảng biển Việt Nam đã định hình một hệ thống cảng gồm 45 cảng biển (32 cảng biển trong lục địa và 13 cảng dầu khí ngoài khơi) với 272 bến cảng, tổng chiều dài gần 87.550 m cầu cảng, công suất thông qua khoảng 550 triệu tấn/năm. Gắn liền với các trung tâm, các vùng kinh tế lớn của cả nước đã hình thành các cảng biển lớn với vai trò là đầu mối phục vụ xuất nhập khẩu hàng hóa và tạo động lực phát triển toàn vùng như: Cảng biển Quảng Ninh, Hải Phòng gắn với vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc; Cảng biển Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Dung Quất, Quy Nhơn gắn với vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; Cảng biển TP.HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai gắn với vùng kinh tế động lực Đông Nam bộ; Cảng biển Cần Thơ, An Giang gắn với vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long. Một số cảng biển đã và đang được đầu tư với quy mô hiện đại mang tầm vóc quốc tế như cảng biển Bà Rịa – Vũng Tàu, cảng biển Hải Phòng. Các cảng này đã và đang thực hiện vai trò cảng cửa ngõ quốc tế và đảm nhận chức năng trung chuyển.
Nhìn lại chặng đường phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời gian qua, hạ tầng cảng biển đã được nâng lên về nhiều mặt, là động lực quan trọng giúp kinh tế biển ngày một phát triển. Định hướng kết nối giữa các phương thức vận tải (đường biển, đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa) đáp ứng yêu cầu phát triển của vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics; Kết nối giữa hệ thống cảng biển trong nước và quốc tế; Kết nối hệ thống kết cấu hạ tầng cảng biển với hệ thống đô thị, hệ thống cơ sở hạ tầng phòng, chống thiên tai và thủy lợi, hệ thống du lịch và các hệ thống kết cấu hạ tầng khác; Giải pháp về quản lý khai thác và bảo đảm an toàn đối với hệ thống kết cấu hạ tầng cảng biển trước rủi ro thiên tai và bối cảnh biến đổi khí hậu
TS Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ nhận định, hiện nay, trên thế giới, 80% khối lượng hàng hóa trao đổi thương mại giữa các quốc gia là do vận tải biển đảm nhận. Tương tự, ở Việt Nam, 90% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu hàng năm của cả nước được thông qua hệ thống cảng biển. Như vậy, để biết được kinh tế của một nước đang tăng trưởng hay chững lại hoặc suy thoái… thì chỉ cần nhìn sự tấp nập hay đìu hiu của hệ thống cảng biển với kho bãi, hàng hoá xuất nhập thì sẽ “bắt mạch” được kinh tế của quốc gia.