Bão nhiệt đới đang suy yếu chậm hơn sau khi vào đất liền?

Thông thường, các xoáy thuận nhiệt đới suy yếu ngay khi vào đất liền. Tuy nhiên, tại lưu vực Bắc Đại Tây Dương, các cơn bão có xu hướng tồn tại lâu hơn khi nhiệt độ bề mặt biển tăng lên.
Bão nhiệt đới gây mưa lớn nhưng không giúp dập lửa ở AustraliaBão nhiệt đới Idai đổ bộ Mozambique và Zimbabwe, hơn 120 người chết
tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Trong một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature, hai nhà nghiên cứu Li và Chakraborty cho biết tốc độ phân ra sau khi đổ bộ của các xoáy thuận nhiệt đới từ Bắc Đại Tây Dương đã thay đổi đáng kể từ những năm 1960 - đó là cường độ của chúng giảm theo thời gian. Sự thay đổi chủ yếu là do nhiệt độ bề mặt biển ấm lên. Công trình nghiên cứu này làm tăng thêm những lo ngại rằng các xoáy thuận nhiệt đới có thể gây ra nhiều thiệt hại hơn trong tương lai.

Li và Chakraborty đã phân tích dữ liệu cường độ của các cơn bão đổ bộ vào Bắc Mỹ từ năm 1967 đến năm 2018. Họ nghiên cứu sự suy giảm cường độ của bão trong vòng 24 giờ sau khi đổ bộ để xác định khoảng thời gian chúng phân rã. Sau đó, họ kiểm tra các xu hướng trong khoảng thời gian này.

Các tác giả nhận thấy các cơn bão phân rã chậm hơn do duy trì cường độ cao hơn trên đất liền trong thời gian dài hơn. Xu hướng này thay đổi trong dài hạn và phù hợp với sự gia tăng của nhiệt độ trung bình bề mặt biển trong khu vực Vịnh Mexico và phía Tây Carribean, những nơi tiếp giáp với đất liền và cung cấp độ ẩm cho các cơn bão trước khi đổ bộ. Các khoảng thời gian thay đổi của sự phân rã các cơn bão cũng tương quan với sự thay đổi nhiệt độ trung bình bề mặt biển hằng năm.

Tiếp theo, Li và Chakraborty tự hỏi liệu có yếu tố khác ảnh hưởng đến sự thay đổi của chu kỳ phân rã bão hay không. Họ phát hiện ra rằng một phần nguyên nhân có thể là do vị trí đổ bộ của các cơn bão đang dịch chuyển dần về phía Đông. Các yếu tố khác, bao gồm tốc độ di chuyển khi bão đổ bộ và cường độ tại thời điểm đổ bộ, lại không hề quan trọng.

Sau đó, các nhà nghiên cứu đi tìm lý do tại sao nhiệt độ tăng lại ảnh hưởng đến sự phân rã chậm của bão. Thông thường, nguồn năng lượng chính của xoáy thuận nhiệt đới là hơi nước bốc lên từ dải mây bao quanh mắt bão - thứ thường biến mất nhanh chóng khi vào đất liền. Tuy nhiên, độ ẩm còn sót lại trong cơn bão cũng có thể cung cấp một nguồn năng lượng tạm thời cho bão. Các mức độ của độ ẩm còn sót lại này sẽ tăng theo nhiệt độ trên cơ sở các định luật nhiệt động lực học.

Hai nhà nghiên cứu cho rằng. việc phân tích dữ liệu lịch sử dọc theo các vùng ven biển ở các khu vực khác trên thế giới cùng với các mô phỏng trên phạm vi nhiệt độ và khí hậu rộng hơn có thể giúp kiểm tra thêm mức độ chắc chắn của các phát hiện này nhằm dự đoán những thay đổi trong tương lai về tốc độ phân rã của bão. Ảnh hưởng của độ ẩm còn sót lại trong bão cũng cần được nghiên cứu thêm để làm rõ tác động này của nó đến quá trình phân rã sau khi bão đổ bộ như thế nào.

Xem thêm

Liên kết