Biến đổi khí hậu làm giảm kích thước các loài động vật hoang dã

Theo một nghiên cứu mới đây, khối lượng cơ thể trung bình của động vật có vú sẽ giảm 25% trong thế kỷ tới do biến đổi khí hậu, phá rừng và đô thị hoá.
Cá nhà táng chết thảm vì nuốt phải hàng chục kg rác thải nhựaĐỉnh Everest danh giá biến thành bãi rác cao nhất thế giớiAnh ban hành lệnh cấm bán và sử dụng ống hút nhựa
bien doi khi hau lam giam kich thuoc cac loai dong vat hoang da
Chú tê giác trắng phương Bắc có tên Fatu, một trong hai cá thể còn lại của thế giới, được bảo tồn ở Kenya năm 2018. Ảnh: Sunday Alamba/AP.

Theo một nghiên cứu mới trên tạp chí Nature Communications, hơn 1 triệu các loài chim lớn và động vật có vú sống trên cạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong thế kỷ tới. Trong khi đó, những loài động vật ăn côn trùng, có kích thước nhỏ hơn và vòng đời ngắn hơn sẽ chiếm ưu thế, có thể kể đến các loài gặm nhấm và chim biết hót.

Sự thay đổi khủng khiếp này trong thế giới động vật là do biến đổi khí hậu, nạn phá rừng, săn bắn bừa bãi và tốc độ đô thị hoá quá nhanh.

Ông Rob Cooke, trưởng nhóm nghiên cứu sau đại học, Đại học Southampton (Anh) cho biết, con người chính là mối đe doạ lớn nhất đối với các loài vật, môi trường sống của chúng đã bị phá hoại nghiêm trọng.

Trong tự nhiên, mỗi loài vật có chức năng riêng. Chúng đều có nhiệm vụ tạo cân bằng cho hệ sinh thái. Nếu các loài vật lớn bị tuyệt chủng, mọi sự sống khác trong môi trường thiên nhiên cũng bị đe doạ nghiêm trọng.

Ông William Ripple, Giáo sư Sinh học tại Đại học bang Oregon (Corvallis, Mỹ) cho biết, tuyệt chủng không đơn giản là sự biến mất của một vài loài động vật. Tất cả các loài vật đều có sự liên quan mật thiết đến nhau, con người cũng nằm trong “vùng phủ sóng” này. Vai trò của động vật vốn rất quan trọng trong chăn nuôi, trồng trọt và nền kinh tế của mỗi cuốc gia. Theo ông Ripple, nhiều loài lưỡng cư, bò sát và cá cũng không thoát khỏi mối đe doạ này.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, khối lượng cơ thể trung bình của động vật có vú sẽ giảm 25% trong thế kỷ tới. Trong khi đó, con số này chỉ giảm 14% trong 130.000 năm qua.

Dự đoán này có thể sẽ không xảy ra nếu các quốc gia thực hiện các kế hoạch tích cực để kiềm chế biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. Nếu không, cuộc sống của chính loài người cũng sẽ bị đe doạ nghiêm trọng.

Diệu Anh
Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường