Bộ Công Thương: Đảm bảo cung cấp than cho sản xuất điện trong dịch Covid-19

Nhằm đảm bảo sản xuất kinh doanh trong dịch bệnh Covid-19, Bộ Công Thương chỉ đạo ngành than và dầu khí đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư trong 2 lĩnh vực này, đặc biệt lưu ý nhiệm vụ cung cấp nguồn nguyên liệu than cho sản xuất điện.
Du lịch Việt Nam tìm kế vượt 'bão Corona'Bộ Y tế ra khuyến cáo phòng Covid-19 cho người điều khiển phương tiện giao thôngGiá vé thấp kỷ lục vì dịch Covid-19, doanh thu hàng không sụt giảm nghiêm trọng
bo cong thuong dam bao cung cap than cho san xuat dien trong dich covid 19
Ngành than phải đảm bảo cung cấp than cho sản xuất điện trong dịch Covid-19..

Căn cứ Kế hoạch hành động của ngành Công Thương ứng phó với tác động của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra (Covid-19) gây ra, Bộ Công Thương đề nghị ngành than và dầu khí có phương án chủ động ứng phó.

Cụ thể, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tổng công ty Đông Bắc phải xây dựng kế hoạch, biện pháp ứng phó với tác động của dịch bệnh đảm bảo chuẩn bị đủ nhân lực, thiết bị, vật tư... phục vụ sản xuất và tiêu thụ than, đảm bảo cung cấp đủ và ổn định than cho các hộ tiêu thụ theo hợp đồng đã ký. Bộ Công Thương đặc biệt lưu ý nhiệm vụ cung cấp nguồn than cho sản xuất điện.

Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp than, đặc biệt là các dự án trọng điểm, kịp thời báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu các khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền để chỉ đạo giải quyết.

Tại cuộc buổi làm việc giữa Tổ công tác của Thủ tướng với Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp vào ngày 20/2, ông Lê Minh Chuẩn, Chủ tịch Hội đồng Thành viên TKV, ngành than-khoáng sản cũng chịu tác động không nhỏ của dịch Covid-19 vì Trung Quốc là thị trường quan trọng của ngành than. Do sử dụng nhiều lao động Trung Quốc nên hiện nay việc hạn chế lao động trở lại làm việc sẽ ảnh hưởng lớn đến kế hoạch sản xuất, kinh doanh.

Ông Lê Minh Chuẩn đề nghị Tổ công tác báo cáo Thủ tướng xem xét có cơ chế đặc thù với các dự án nhiệt điện, đặc biệt trong việc tiếp cận nguồn vốn. Về đất đai, Chính phủ nên có chỉ đạo quyết liệt nhất là hướng dẫn về giá trị đất đai, sử dụng đất đai sau cổ phần hóa.

Đối với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Bộ Công Thương đề nghị đơn vị này theo dõi sát diễn biến thị trường dầu mỏ để triển khai các giải pháp ứng phó với các kịch bản giá dầu giảm thấp do ảnh hưởng gián tiếp của dịch bệnh, đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Theo thống kê của Bộ Công Thương, kể từ khi dịch bệnh Covid-19 được chính thức công bố vào ngày 22-1, giá dầu thô Brent giảm từ khoảng 65 USD/thùng xuống còn khoảng 57 USD/thùng vào ngày 17-2, thấp hơn phương án giá dầu năm 2020 được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 86 về dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2020 là 60 USD/thùng.

Bộ Công Thương cũng yêu cầu ngành dầu khí thúc đẩy tiến độ các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án trọng điểm ngành, kịp thời báo cáo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và các bộ, ngành các khó khăn, vướng mắc.

Hải Nam
Theo Tin Nhanh Online