Bộ Công thương kỳ vọng sớm hoàn thiện Đề án Quy hoạch điện III

Thông qua Hội thảo tổ chức mới đây, Bộ Công thương mong muốn xây dựng được bản Đề án Quy hoạch điện VIII có hiệu quả, có tính khả thi khi đi đưa vào triển khai, thực hiện, đáp ứng sự mong mỏi của những cơ quan, tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực điện lực.
Bộ Công Thương khẳng định tính hiệu quả của điện mặt trời mái nhàLần đầu tiên Việt Nam lập Quy hoạch tổng thể về năng lượngKỳ vọng lãi đậm, nhà đầu tư 'núp bóng' điện mặt trời áp mái để kiếm lời

Sáng ngày 28/9/2020, tại Khách sạn Metropole Sofitel, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương phối hợp với Viện Năng lượng tổ chức Hội thảo giới thiệu rộng rãi về Đề án “Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn tới năm 2045” (Quy hoạch điện VIII) với mong muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các chuyên gia và khách mời tham dự Hội thảo, sớm hoàn thiện Đề án Quy hoạch điện VIII với chất lượng tốt nhất trước khi báo cáo Chính phủ trong thời gian tới.

bo cong thuong ky vong som hoan thien de an quy hoach dien iii
Toàn cảnh Hội thảo giới thiệu rộng rãi về Đề án “Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn tới năm 2045”.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho biết, Đề án Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021 - 2030 có xét đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII) về cơ bản đã hoàn thành, theo đúng kế hoạch Bộ Công Thương sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ vào tháng 10/2020.

Theo Chương trình phát triển nguồn điện giai đoạn tới năm 2030, dự kiến tổng công suất nguồn điện sẽ tăng thêm khoảng gần 80.000 MW so với năm 2020, trong đó các nguồn điện lớn như các nhà máy nhiệt điện than, khí và LNG dự kiến sẽ tăng thêm khoảng trên 30.000 MW; các nhà máy điện gió onshore, offshore và điện mặt trời dự kiến tăng thêm khoảng gần 30.000 MW.

Do phần lớn các nguồn điện này đều tập trung nằm xa trung tâm phụ tải, công tác phát triển lưới truyền tải để giải tỏa công suất các nguồn điện này đặt ra nhiều nội dung cần xem xét và nghiên cứu. Từ đó, xu hướng truyền tải điện sẽ có nhiều thay đổi trong thời gian tới, thay vì truyền tải điện từ miền Bắc vào miền Nam như những năm qua, chiều truyền tải có xu hướng thay đổi dần theo chiều ngược lại.

bo cong thuong ky vong som hoan thien de an quy hoach dien iii
Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng phát biểu khai mạc Hội thảo.

“Nhiều biên bản ghi nhớ đã được ký giữa Việt Nam và các nước láng giềng để tăng khả năng nhập khẩu điện tới 2030. Tuy nhiên, quá trình triển khai nhập khẩu điện chưa đạt được kết quả như mong đợi, làm ảnh hưởng tới việc liên kết lưới điện”, Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng thông tin.

Trong Đề án lần này, Thứ trưởng Bộ Công thương chia sẻ, vấn đề liên kết lưới điện đã được Bộ Công Thương nghiên cứu kỹ lưỡng và đề xuất các giải pháp triển khai nhằm hiện thực hóa các chủ trương liên kết lưới điện của Chính phủ nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của nước ta trong giai đoạn tới, quan trọng hơn là tạo ra sự liên kết mạnh giữa hệ thống điện Việt Nam và các nước trong khu vực, hướng tới thị trường điện cạnh tranh.

Để xây dựng được bản Quy hoạch điện VIII có hiệu quả, có tính khả thi khi đi đưa vào triển khai, thực hiện, đáp ứng sự mong mỏi của những cơ quan, tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực điện lực, Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng cho rằng cần thiết phải có những cơ chế, chính sách cụ thể và rất đặc thù để có thể triển khai thành công các dự án điện nhằm đảm bảo cung cấp điện ổn định và an toàn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới.

Vương Liễu
Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường