Cần nỗ lực đột phá để thông toàn tuyến cao tốc TP.HCM - Cần Thơ

Trong bối cảnh dịch bệnh, tuyến đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận vẫn đang được Tập đoàn Đèo Cả tập trung xây dựng để bảo đảm tiến độ. Với năng lực chuyên môn và tài chính, kinh nghiệm dày dặn qua nhiều dự án giao thông trọng điểm, Tập đoàn cũng tin tưởng rằng, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) luôn đặt cao lợi ích của 21 triệu người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) để đề xuất giải pháp phù hợp triển khai tuyến Mỹ Thuận - Cần Thơ với mục tiêu sớm thông tuyến kết nối với toàn tuyến cao tốc từ TP.HCM đến Cần Thơ.
Bắc Ninh đề xuất đầu tư siêu đô thị du lịch hơn 126.000 tỉ đồngBộ Xây dựng ban hành Thông tư mới cho phép xây dựng căn hộ 'tí hon' từ 25m2Xử phúc thẩm sếp dầu khí tham ô tại dự án Nam Côn Sơn 2
can no luc dot pha de thong toan tuyen cao toc tphcm can tho
Các nhà thầu thi công đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận.

Giai đoạn này quả thật là sự thách thức với Tập đoàn Đèo Cả, bởi dịch Covid-19 ít nhiều đã tác động đến tâm lý của nhiều cán bộ, kỹ sư và công nhân đang điều hành và tham gia xây dựng tuyến cao tốc. Nhưng đối với dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận thì không chỉ dừng lại ở quyết tâm của nhà đầu tư (NĐT), của đơn vị quản trị điều hành dự án mà còn là quyết tâm của Chính phủ, mong mỏi của 21 triệu người dân vùng ĐBSCL. Mới đây, mặc dù đang phải tập trung cho công tác chống dịch Covid-19 nhưng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trực tiếp thị sát công trường, kiểm tra tiến độ thi công, động viên cán bộ, công nhân viên, ban điều hành cũng như có những chỉ đạo sát sao để dự án được triển khai thông suốt, về đích đúng hẹn.

Từ trước Tết Nguyên đán 2020 đến nay, đơn vị tập trung mọi nguồn lực để thi công 3 ca/ngày, kể cả ngày lễ, Tết cũng như ngày thường đều không nghỉ… để kịp tiến độ. Tính đến thời điểm này, tròn một năm Tập đoàn Đèo Cả tham gia điều hành dự án Trung Lương - Mỹ Thuận, dự án đã được tháo gỡ nhiều tồn tại, vướng mắc kéo dài nhiều năm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, với đơn vị tài trợ vốn. Tiến độ trong năm qua đạt gấp ba lần so với 10 năm trước đó. Tập đoàn luôn có những phương án, kịch bản chuẩn bị phù hợp nhất, không được phép chủ quan; đặc biệt là đặt yêu cầu bảo đảm an toàn sức khỏe cho người lao động lên hàng đầu, đề ra quy định hạn chế đến mức thấp nhất tiếp xúc người ngoài, ra vào khu vực thi công đều được kiểm soát y tế sát sao. Văn phòng làm việc cũng như công trường, nơi ăn chốn nghỉ của cán bộ, công nhân viên luôn được quan tâm diệt khuẩn.

Tác động tiêu cực từ biến đổi khí hậu, tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn ở vùng Tây Nam Bộ đang diễn tiến ngày càng nghiêm trọng, gây nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế, ảnh hưởng lớn đời sống nhân dân trong vùng,… Tập đoàn cho rằng, cần sớm có giải pháp cụ thể, tối ưu để đồng bộ hóa tuyến đường cao tốc từ TP.HCM đến Cần Thơ nhằm vực dậy, khai thông nhanh để phát triển tiềm năng của vùng ĐBSCL. Hiện nay, trên tuyến cao tốc từ TP.HCM đến Cần Thơ, ngoài đoạn TP.HCM - Trung Lương đã đưa vào khai thác, các đoạn khác gồm Trung Lương - Mỹ Thuận đang triển khai, cầu Mỹ Thuận 2 và đoạn cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ đều chỉ mới trong quá trình chuẩn bị. Trong đó, cầu Mỹ Thuận 2 triển khai bằng vốn vay ODA và Dự án Mỹ Thuận - Cần Thơ thì chưa lựa chọn được NĐT.

Nếu Dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ không có tính đột phá, giải pháp khả thi, thì sẽ dẫn tới các trình tự tổ chức đấu thầu lựa chọn NĐT, tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu, việc thu xếp vốn sẽ khó khăn khi ngân hàng cho vay hợp vốn thực hiện bước thẩm định, hợp vốn, đàm phán ký hợp đồng, giải ngân… quy trình tương tự như Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận trước đây sẽ phát sinh rất nhiều vấn đề về thủ tục, kéo dài thời gian, khó thực hiện và bảo đảm tiến độ để kết nối vào đoạn TP.HCM đến Mỹ Thuận như mong đợi.

Ngoài việc phải hoàn thành Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đáp ứng tiến độ thông tuyến vào cuối năm 2020, hoàn thành năm 2021 thì Công ty cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận đã gửi báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề xuất phương án mở rộng phạm vi Dự án Trung Lương - Mỹ Thuận và bổ sung 23 km đoạn Mỹ Thuận - Cần Thơ vào dự án này. Theo đó, điều chỉnh, mở rộng phạm vi Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận do UBND tỉnh Tiền Giang - cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giao UBND các tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp thực hiện giải phóng mặt bằng theo quy định trong phạm vi địa giới hành chính của các tỉnh.

Về cơ cấu vốn đoạn cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, khi vốn ngân sách nhà nước chỉ tham gia khoảng 2.400 tỉ đồng, phần còn lại do doanh nghiệp dự án là Công ty cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận và Tập đoàn Đèo Cả sẽ là đầu mối cùng các đối tác là NĐT, nhà thầu sẽ huy động từ vốn chủ sở hữu và các nguồn vốn hợp pháp khác… đáp ứng tiến độ dự án. Với kinh nghiệm thi công quản lý vận hành một loạt dự án lớn ở miền trung, miền bắc, nếu tiếp tục được tin tưởng và giao thực hiện, Tập đoàn áp dụng mô hình quản trị điều hành và sẽ huy động máy móc thiết bị, nhân sự... đang có sẵn tại công trường để triển khai.

Dựa trên những tính toán và đề xuất khá cụ thể nêu trên, Tập đoàn khẳng định sẽ giúp rút ngắn thời gian triển khai dự án còn 24 tháng so trình tự thông thường là 41 tháng, bảo đảm thông tuyến cao tốc từ TP.HCM đến Cần Thơ trong năm 2021, hoàn thành trong năm 2022, rút ngắn thời gian thu phí để hoàn vốn cho dự án trước đây từ 14 năm 8 tháng xuống còn 12 năm 6 tháng (bớt đi 26 tháng)…, góp phần quan trọng tạo ra động lực, nguồn lực mới cho sự phát triển nhanh hơn của toàn vùng Tây Nam Bộ. Tuy nhiên, phương án có thực hiện được hay không còn phụ thuộc vào đề xuất của cơ quan chủ quản là Bộ GTVT, sự đồng lòng của các bên có tuyến cao tốc đi qua là các tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp, TP Cần Thơ. Đặc biệt UBND tỉnh Tiền Giang là cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Dự án Trung Lương - Mỹ Thuận đã đồng hành cùng các doanh nghiệp dự án phối hợp giải quyết các vướng mắc đã tồn tại 10 năm qua, đang cùng chạy nước rút để thông tuyến vào năm 2020.

Với quy mô đầu tư các công trình hàng tỉ USD, tham gia giải quyết các khó khăn của các dự án khi đã tiếp cận công nghệ thi công hiện đại, tiết giảm tổng mức đầu tư, thực hiện hoàn thành dự án vượt tiến độ, bảo đảm chất lượng, Tập đoàn còn có ý thức của một doanh nghiệp là hoạt động để có lợi nhuận, giải quyết việc làm và đời sống cho người lao động và gia đình, đồng thời không ngừng khao khát đóng góp sức mình trong kiến thiết xây dựng đất nước qua những công trình giao thông trọng điểm.

Vũ Hoàng
Theo Nhân dân

Xem thêm

Liên kết