Cảnh báo "siêu" hoả hoạn diễn biến phức tạp tại châu Âu

Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên quốc tế (WWF) đưa ra cảnh báo về rủi ro từ các “siêu” hoả hoạn đang lan truyền nhanh trong khắp châu Âu với diễn biến ngày càng phức tạp.
Báo động tình hình thời tiết cực đoan tại các nước châu ÂuChất lượng nước biển ở Anh gần như "kém" nhất châu ÂuChâu Âu: Báo động tình trạng buôn bán động vật hoang dã
canh bao sieu hoa hoan dien bien phuc tap tai chau au
Những trận "siêu" hoả hoạn diễn ra ngày càng nhiều tại châu Âu. Ảnh: Reuters.

Ngày 5/7, Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên quốc tế (WWF) đưa ra cảnh báo về rủi ro từ các “siêu” hoả hoạn đang lan truyền nhanh khắp châu Âu, trong bối cảnh sóng nhiệt và hạn hán diễn biến phức tạp do biến đổi khí hậu.

Địa Trung Hải là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ hoả hoạn. Tuy nhiên, các nước Bắc Âu – vốn là vùng có khí hậu ấm và ẩm ướt, gần đây cũng đang vật lộn với những đám cháy rừng khổng lồ. Theo ước tính của WWF, trung bình mỗi năm tại châu Âu có 300.000 ha rừng bị thiêu rụi, gây thiệt hại khoảng 3,38 tỉ USD.

Trong hai năm 2017 và 2018, các vụ hoả hoạn có hiện tượng lan rộng hơn, khó dập tắt bởi gió mạnh. Với xu hướng tăng của nền nhiệt toàn cầu, các đám cháy được dự đoán sẽ còn diễn biến phức tạp hơn nữa.

Cảnh báo của WWF nêu rõ: “Các chính sách chữa cháy rừng hiện tại đã lỗi thời và không hiệu quả, khi các trận ‘siêu’ hoả hoạn diễn ra ngày càng nhiều do tình hình biến đổi khí hậu phức tạp. Các quốc gia và tổ chức quốc tế cần đưa ra các biện pháp phòng ngừa triệt để hơn, bao gồm phương pháp quản lý lâm nghiệp”.

Theo các chuyên gia, nền nhiệt toàn cầu tăng cùng tốc độc đô thị hoá nhanh,… là những nguyên nhân khiến các vụ cháy trở nên nghiêm trọng và phức tạp hơn. Từ đầu năm 2019, tại châu Âu đã có hơn 1.400 vụ cháy rừng được báo cáo, trận sóng nhiệt gần đây nhất đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 13 người; nhiệt độ tại Pháp thường xuyên đạt mức cao kỷ lục...

Diệu Anh
Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường

Xem thêm

Liên kết