Châu Á 'điểm nóng' xả rác nhựa ra đại dương

Ô nhiễm do rác nhựa gây ra đang trở thành vấn nạn lớn mà nhân loại đang phải đối mặt và châu Á phải chịu một phần trách nhiệm không nhỏ trong chuyện này.
Tăng thuế bảo vệ môi trường với túi nylon liệu có giảm được rác thải nhựa?Rác thải nhựa có thể chế tạo thành hương liệu vaniASEAN khởi động kế hoạch hành động chống rác thải nhựa đại dươngTrung Quốc 'điểm nóng' ô nhiễm rác thải nhựa thế giới

Hãng đóng gói bao bì RAJA mới đây đã công bố nghiên cứu về những nước xả nhiều rác thải nhựa nhất ra biển trong năm 2020. Ấn Độ là nước đứng đầu bảng, xả ra 126.500 tấn rác thải nhựa. Lượng rác này tương đương với trọng lượng của 250.000 con cá heo mũi chai. Kế đến là Trung Quốc (70.700 tấn), Indonesia (56.300 tấn), Brazil (38.000 tấn). Các đại diện khác của châu Á nằm trong danh sách Top 10 còn có Thái Lan (thứ 5, 22.800 tấn), Nhật Bản (thứ 9, 1.800 tấn).

Mỹ đứng thứ 10 với 703 tấn, bất chấp việc nước này hàng năm xả ra lượng rác thải nhựa nhiều gấp đôi Ấn Độ. Thực tế này có thể xuất phát từ việc Mỹ xuất khẩu rác thải sang các nước khác có hệ thống quản lý môi trường lỏng lẻo, như Ấn Độ hay nhiều nước ở châu Phi. Năm 2018, từng có báo cáo cho biết Mỹ xuất khẩu khoảng 157.000 container rác thải nhựa, tương đương với 1.070 tấn.

tm-img-alt
Lượng rác thải nhựa đại dương có thể tăng gấp 3 lần vào năm 2040. (Ảnh minh họa)

Tình trạng này càng trở nên tồi tệ hơn khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, nhu cầu sử dụng các sản phẩm nhựa một lần bùng nổ khi người tiêu dùng thường xuyên đặt hàng online trong thời gian quốc gia của họ tiến hành phong tỏa, hạn chế đi lại, từ đó thúc đẩy sản xuất nhựa và tình trạng ô nhiễm nhựa gia tăng. Đây là vấn đề đang gây nguy hiểm cho những thành quả khó khăn lắm mới đạt được trước đây. Hơn nữa, vấn đề này sẽ gây ra hậu quả là môi trường rất có thể sẽ trở thành nạn nhân lâu dài của cuộc khủng hoảng này.

Nhiều thế hệ người châu Á đã quen với sự tiện lợi của đồ nhựa, nhưng nếu không giảm đáng kể các loại sản phẩm này, chúng ta sẽ rất khó có thể ngăn chặn khủng hoảng ô nhiễm xảy ra.

Để giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa, các quốc gia ở châu Á cần phải ban hành và thực thi những chính sách và quy định nhằm mở rộng quy mô các sáng kiến nền tảng, đồng thời buộc các nhà sản xuất nhựa có trách nhiệm giải quyết cuộc khủng hoảng, chẳng hạn như nộp đơn kiện và yêu cầu khắc phục tình trạng ô nhiễm và tác động của nó đối với sức khỏe và môi trường.

Hơn nữa, các công ty buộc phải từ bỏ những mục tiêu tăng trưởng về sản xuất và sử dụng nhựa vốn được dự đoán sẽ tăng gấp 4 lần vào đầu những năm 2050 và cung cấp các hệ thống phân phối thay thế đáng tin cậy, sản xuất các loại bao bì có thể tái sử dụng cho sản phẩm của họ.

Lượng rác thải nhựa đại dương có thể tăng gấp 3 lần vào năm 2040

Theo nghiên cứu của tổ chức The Pew Charitable Trusts và SYSTEMIQ đến năm 2040, lượng rác thải nhựa tồn tại trong đại dương sẽ lên đến 600 triệu tấn.

Lượng nhựa sản xuất hằng năm tăng nhanh kể từ khi tổng sản lượng nhựa toàn cầu đạt 2 triệu tấn năm 1950, cho đến năm 2017 đã lên tới 348 triệu tấn, dự kiến tăng gấp đôi vào năm 2040. Nếu con người không có những giải pháp kịp thời để hạn chế hoạt động sản xuất và tiêu thụ nhựa, lượng rác thải nhựa đổ vào đại dương dự kiến sẽ tăng lên gấp 3 lần, từ 11 triệu tấn mỗi năm lên 29 triệu tấn/năm trong 20 năm tới.

Hà Lan

Xem thêm

Liên kết