Chuyển dịch năng lượng: Nhận diện nguồn lực đầu tư tại Việt Nam (Kỳ 3)

Nguồn tài chính Nhà nước, tài chính doanh nghiệp, vốn đầu tư nước ngoài, vốn tín dụng là những nguồn lực đang được huy động đầu tư vào ngành năng lượng. Tuy nhiên, quá trình triển khai không hề dễ dàng khi hàng loạt thách thức vẫn luôn hiện hữu.
Chuyển dịch năng lượng: Nắm bắt cơ hội vàng, vượt qua thách thức (Kỳ 2)Chuyển dịch năng lượng: Xu hướng toàn cầu và chiến lược của Việt Nam (Kỳ 1)Chuyển dịch năng lượng tái tạo: Cơ hội và thách thức cho Việt NamChuyển dịch năng lượng tại Việt Nam - Bài 3: Kinh nghiệm từ quốc tế

Nguồn vốn thực tế và những kết quả bước đầu

Theo TS Nguyễn Thị Diệu Trinh - Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nguồn lực tài chính cho tăng trưởng xanh ngành năng lượng giai đoạn 2012-2020 đến từ nguồn tài chính Nhà nước được quy định trong Luật Ngân sách Nhà nước và Luật Bảo vệ môi trường; Nguồn tài chính hỗ trợ từ phía Nhà nước thông qua chính sách ưu đãi thuế, đất đai đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ thân thiện với môi trường; Nguồn tài chính doanh nghiệp phục vụ cho mục tiêu phát triển nền kinh tế xanh.

tm-img-alt
TS Nguyễn Thị Diệu Trinh - Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 

Bên cạnh đó là nguồn vốn đầu tư nước ngoài, các khoản viện trợ phục vụ cho hoạt động bảo vệ môi trường, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất xanh, thân thiện với môi trường. Ngoài ra, tăng trưởng xanh ngành năng lượng giai đoạn này còn thu hút vốn tín dụng được cung cấp thông qua hai hình thức: Nguồn vốn tín dụng Nhà nước từ các chương trình hỗ trợ, ưu đãi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thân thiện với môi trường và nguồn vốn tín dụng từ nghiệp vụ kinh doanh của tổ chức tín dụng.

Chia sẻ cụ thể, TS Nguyễn Thị Diệu Trinh cho biết, Việt Nam đã vận động được nguồn lực tài chính khí hậu quốc tế - Quỹ GCF đầu tư cho quá trình tăng trưởng xanh ngành năng lượng. Theo đó, Ngân hàng Thế giới (WB) thay mặt Quỹ Khí hậu Xanh (GCF) ký hiệp định viện trợ không hoàn lại trị giá 11,3 triệu USD với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để hỗ trợ phát triển thị trường tài chính thương mại cho đầu tư vào tiết kiệm năng lượng (TKNL) trong ngành công nghiệp.

Khoản viện trợ không hoàn lại trị giá 11,3 triệu USD này kèm theo một khoản bảo lãnh trị giá 75 triệu USD. Khoản viện trợ không hoàn lại sẽ dành 8,3 triệu USD để xây dựng năng lực cho khu vực tư nhân trong nhận diện, thẩm định và thực hiện các dự án tiết kiệm năng lượng.

tm-img-alt
Ngành xây dựng đang hướng tới phát triển phát thải thấp. 

Đi vào triển khai, Bộ Xây dựng đã phối hợp với Cơ quan phát triển Pháp (AFD) phát triển đề xuất dự án Hỗ trợ việc xây dựng các tòa nhà phát thải thấp và làm mát thông qua phương pháp tiếp cận đa ngành. Dự kiến tổng số vốn 105 triệu đô la Mỹ trong đó vốn viện trợ không hoàn lại từ Quỹ GCF là 5 triệu USD.

Đề xuất trên nhằm mục tiêu hỗ trợ thực hiện các mục tiêu đóng góp do Quốc gia tự quyết định (NDC) của Việt Nam và cung cấp hỗ trợ kỹ thuật để góp phần chuyển đổi ngành xây dựng theo hướng phát triển phát thải thấp. Đồng thời, khoản tài trợ không hoàn lại của GCF sẽ được sử dụng để hỗ trợ kỹ thuật, tăng cường năng lực, thể chế và các hoạt động chuẩn bị dự án, bao gồm cả việc chuẩn bị khung pháp lý cho việc sử dụng khoản vay của GCF tại Việt Nam trong tương lai.

Vận động đầu tư vào năng lượng không hề dễ dàng

Phó Vụ trưởng Vụ khoa học, giáo dục, tài nguyên và môi trường - TS Nguyễn Thị Diệu Trinh nhận định, quá trình vận động đầu tư vào ngành năng lượng tại Việt Nam đang đối mặt với hàng loạt khó khăn, thách thức. Đầu tiên là trở ngại từ việc các công ty và nhà đầu tư nhận thức chưa đúng đắn về lợi ích đầu tư công nghệ và thiết bị tiết kiệm năng lượng trong dài hạn. Khả năng tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa còn hạn chế.

tm-img-alt
Các dự án xanh, dự án hiệu quả năng lượng tiếp cận vốn vay từ các tổ chức tín dụng không hề dễ dàng. 

Trong khi đó, các ngân hàng thương mại lại chú ý đến các sản phẩm cho vay thông thường, cho vay thương mại hơn là cho vay hiệu quả năng lượng; Việc cho vay không hề dễ dàng bởi có nhiều vấn đề kỹ thuật để xác định các dự án hiệu quả năng lượng, đồng thời, các dự án xanh cũng phải đáp ứng nhiều tiêu chí khác nhau để có thể tiếp cận nguồn vốn vay quốc tế.

Trong nước, năng lực của các công ty dịch vụ năng lượng còn yếu, thiếu số lượng và chưa sẵn sàng, tiềm lực vốn mỏng cùng nhiều vấn đề kỹ thuật khác cũng là rào cản lớn cho mảng tài chính xanh. Bên cạnh đó, bà Trinh cho rằng thách thức còn đến từ rủi ro kỹ thuật do đầu tư vào lĩnh vực mới, hiệu quả đầu tư còn chưa rõ ràng, khả năng tiếp cận và vay vốn ưu đãi còn hạn chế.

“Suất đầu tư vẫn cao, hệ số công suất thấp (từ 20% -30%) dẫn đến chi phí sản xuất điện cao: Điện gió khoảng 2,0 triệu USD/MW, điện mặt trời khoảng 1,1 đến 1,3 triệu USD/MW tương đương với chi phí đầu tư thủy điện, nhưng hệ số công suất thủy điện có thể đạt 40% - 45%)”, chi phí sản xuất cao cũng là một trong các thách thức được TS Nguyễn Thị Diệu Trinh đề cập.

Kỳ cuối:Chuyển dịch năng lượng - Chính sách là công cụ vàng của Việt Nam

Vương Liễu
Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường

Xem thêm

Liên kết