Cúng ông Công ông Táo thế nào cho đúng?

Ngày 23 tháng Chạp Âm lịch là người Việt sẽ làm lễ tiễn ông Công ông Táo chầu trời. Dưới đây là những điều cần lưu ý khi cúng ông Công ông Táo.
Giờ thả cá chép đẹp nhất để hút tài lộc khi cúng ông Công ông Táo 2020Cúng ông Công ông Táo cần những gì?Cách làm món chay đơn giản cúng ông Công ông Táo 2020

Thần Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ bắt nguồn từ sự tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo quân hoặc ông Táo. Theo quan niệm của người xưa, ba vị thần này được Trung ương Hoàng Đế phái xuống trần gian theo dõi và ghi chép những việc làm Thiện – Ác của loài người.

cung ong cong ong tao the nao cho dung

Sau đó, cứ vào ngày 23 hàng năm, Táo quân lại cưỡi cá chép hóa rồng lên Thiên đình báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong một năm để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho tất cả loài người.

Vì thế, cứ đến ngày 23 tháng Chạp Tết ông Công ông Táo là người Việt lại làm lễ cúng tiễn ông Công ông Táo về chầu trời. Người dân thường chuẩn bị mâm cúng chu đáo.

Cúng ông Công ông Táo vào giờ nào tốt nhất?

Tùy thuộc vào điều kiện mỗi gia đình, lễ cúng ông Công ông Táo cũng nên được chuẩn bị và tiến hành với lòng thành và sự kính cẩn của gia chủ. Lễ cúng phải được tiến hành trước 12 giờ trưa ngày 23/12 âm lịch và đọc văn khấn cúng ông Táo theo phong tục.

cung ong cong ong tao the nao cho dung
Theo các chuyên gia văn hoá, thời gian cúng ông Công ông Táo tốt nhất là từ 11 giờ – 13 giờ. (Ảnh minh hoạ)

Tuy nhiên, các chuyên gia văn hoá cho rằng, thời gian cúng tốt nhất là từ 11 giờ – 13 giờ. Do đó gia chủ cần cố gắng thu xếp thời gian và chuẩn bị lễ vật đầy đủ để cúng lễ vào khung giờ trên.

Cúng ông Công ông Táo nên hành lễ ở đâu?

Theo phong tục dân gian, lễ cúng ông Công ông Táo nên tiến hành ở ban thờ chính của mỗi gia đình, không nên đặt đồ lễ ở ban thờ Phật hoặc lập riêng ban thờ Táo quân.

cung ong cong ong tao the nao cho dung
Lễ cúng ông Công ông Táo nên được tiến hành trước ban thờ chính của gia đình. (Ảnh minh hoạ)

Một số nơi, nhất là miền Nam có xu hướng lập ban thờ Táo quân riêng ở bếp. Đây là điều không cần thiết và không nên vì trong một nhà thờ nhiều thần linh sẽ hay xảy ra tranh cãi, bất hòa giữa các thành viên trong gia đình, con cái khó bảo hoặc gây ra những trục trặc khác về tình cảm, tình duyên.

cung ong cong ong tao the nao cho dungGiờ thả cá chép đẹp nhất để hút tài lộc khi cúng ông Công ông Táo 2020
cung ong cong ong tao the nao cho dungBài cúng ông Công ông Táo theo văn khấn cổ truyền Việt Nam

Cách sắm lễ cúng Táo Quân

Lễ vật cúng ông Công, ông Táo thường có 3 chiếc mũ, trong đó hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Những đồ vàng mã này sẽ được hóa (đốt đi) sau lễ cúng ông Táo. Đặc biệt không thể thiếu cá chép đỏ. Cá chép sống sẽ được phóng sinh sau khi làm lễ cúng. Cá chép chính là phương tiện để các Táo ông, Táo bà di chuyển về trời.

Trên thực tế, tùy theo từng gia đình có thể chuẩn bị những lễ vật cúng ông Công, ông Táo khác nhau. Ngoài các lễ vật chính kể trên, còn có lễ mặn, hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc,…) để tiễn Táo Quân.

cung ong cong ong tao the nao cho dung
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo được các gia đình chuẩn bị rất chu toàn. (Ảnh minh hoạ)

Từ xưa đến nay, mâm cỗ mặn cúng ông Công ông Táo thường gồm các thứ sau:

- Mâm cỗ mặn:

1 đĩa gạo; 1 đĩa muối; 5 lạng thịt vai luộc hoặc gà luộc ngậm hoa hồng

1 bát canh mọc hoặc canh măng; 1 đĩa xào thập cẩm

1 đĩa giò; 1 đĩa xôi gấc hoặc bánh chưng.

- Mâm cỗ ngọt:

1 đĩa chè kho; 1 đĩa hoa quả; 1 ấm trà sen

3 chén rượu; 1 quả bưởi; 1 quả cau, lá trầu

1 lọ hoa đào nhỏ; 1 lọ hoa cúc; tập giấy tiền, vàng mã; cá chép sống.

Ngoài ra, người dân ở nhiều địa phương thường cúng thêm chè, bánh mật để các vị Táo ăn cho ngọt giọng. Lên gặp Ngọc Hoàng sẽ chỉ nói tốt về gia đình mình.

cung ong cong ong tao the nao cho dung
Cá chép sau khi cúng được phóng sinh. (Ảnh minh họa)

Bài cúng ông Công ông Táo theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam - NXB Văn hóa Thông tin

Nam mô a di đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ (chúng) con là: ……………

Ngụ tại:…………

Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm.

Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà Phật! (3 lần)

Nguyễn Luận
Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường