Cúng tất niên vào ngày nào chuẩn nhất?

Đã thành lệ hàng năm, trước khi đón năm mới các gia đình thường làm lễ cúng để tiễn năm cũ đi và đón năm mới đến gọi là cúng tất niên. Vậy cúng tất niên vào ngày nào chuẩn nhất là câu hỏi được nhiều người quan tâm.
Cách cúng mùng 1 Tết Canh Tý 2020 chuẩn phong thuỷBài văn khấn tổ tiên ngày mùng 1 Tết 2020 chuẩn nhấtMâm cỗ cúng Tất niên đầy đủ nhất 2020

Lễ cúng tất niên đã trở thành phong tục tập quán lâu đời của người Việt Nam được tiến hành vào chiều và tối ngày 29 hoặc 30 tháng Tết (tùy theo tháng Chạp âm lịch có 29 hay 30 ngày), trước lễ cúng giao thừa. Hiện nay, một vài gia đình đã thực hiện lễ cúng tất niên sớm trước một vài ngày để phù hợp với điều kiện đặc biệt của gia đình.

cung tat nien vao ngay nao chuan nhat
Bữa cơm tất niên đầm ấm ngày cuối năm. (Ảnh: Zing.vn)

Cuối năm nhà nhà đều chuẩn bị những bữa cơm cúng Tất niên ngày tết để chia tay năm cũ và đón năm mới với nhiều may mắn hơn. Điều đó còn thể hiện phong tục tập quán của cha ông, nét văn hóa của đất nước Việt Nam ta đồng thời gắn kết sợi dây giữa các thành viên trong gia đình.

Theo chuyên gia Tuấn Anh, năm 2020 (Canh Tý) - vận khí là Bích Thượng thổ nên các gia đình chọn cúng tất niên vào ngày 29 hoặc 30 tháng Chạp tức ngày 23 - 24/1/2020.

cung tat nien vao ngay nao chuan nhat
Mâm cỗ cúng tất niên. (Ảnh minh hoạ)

Thực đơn mâm cỗ Tất niên thật ra không cần quá cầu kỳ, chủ yếu thể hiện được sự thành tâm, tấm lòng tôn kính, biết ơn của gia chủ đối với đất, trời, tổ tiên đã phù hộ gia đình suốt một năm vừa qua.

Ở miền Bắc, cúng Tất niên không thể thiếu mâm ngũ quả đại diện cho ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hoả, Thổ) và những ước nguyện năm mới tương ứng với từng loại quả. Bên cạnh đó mâm cơm trên ban thờ tổ tiên cũng có bánh chưng truyền thống, các món chay, mặn được chế biến trang nghiêm, xôi gấc, bánh kẹo và chè.

cung tat nien vao ngay nao chuan nhat
Mâm cơm Tất niên được chế biến thơm ngon tinh khiết, bày biện đầy đặn, trang nghiêm. (Ảnh minh họa)

Bữa cơm ngày cuối năm được làm thịnh soạn hơn ngày thường. Tùy từng vùng miền mà có những đặc trưng riêng như:

Miền Bắc: Mâm cúng Tất niên miền bắc thì thường sẽ bao gồm bánh chưng, nem gián, giò lụa, giò xào, gà luộc, miến xào lòng gà, thịt đông và canh măng, xôi gấc.

Miền Trung: Mâm cúng tấn niên miền Trung thì bao gồm: bánh chưng, bánh tét, giò lụa, thịt đông, bò khia mật mí, chè, bánh gạo, thịt heo luộc, gà bóp rau răm…

Miền Nam: Mâm cúng Tất niên miền Nam sẽ bao gồm: bánh tét, canh măng, thịt kho tàu, gỏi tôm thịt, chả giò và canh khổ qua nhồi thịt.

Nguyễn Luận
Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường