Đại lễ Vu lan báo hiếu 2019: Không đốt vàng mã, không cúng lễ thu tiền

"Không đốt vàng mã, không cúng lễ thu tiền" là những điểm mới trong thông tư hướng dẫn việc tổ chức Đại lễ Vu lan 2019 do Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) vừa ban hành gửi Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố.
Gìn giữ nét đẹp truyền thống lễ Vu lan báo hiếu và nghi thức bông hồng cài áoNguồn gốc và ý nghĩa lễ Vu Lan báo hiếuNguồn gốc ý nghĩa tháng cô hồn và 20 điều kiêng kỵ tránh vận đen đeo bám

Tháng 7 mới đây, GHPGVN đã ra Thông tư số 223/TT-HĐTS về việc tổ chức Đại lễ Vu lan Báo hiếu PL.2563 - DL.2019 trang nghiêm và ý nghĩa, phục vụ nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng cho đồng bào Phật tử và nhân dân. Thông tư do Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng trị sự GHPGVN ký, gửi tới Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố.

Theo đó, thông tư có 4 điểm cần đặc biệt lưu ý:

Về thời gian tổ chức, từ ngày mồng 1 đến ngày rằm tháng 7 âm lịch (có thể kéo dài trong tháng 7 âm lịch).

Về địa điểm tổ chức, tại các cơ sở thờ tự của GHPGVN, các nơi công cộng (khi được sự chấp thuận của các cấp chính quyền), tư gia... Thông tư cũng lưu ý việc tổ chức Đại lễ không làm ảnh hưởng tới giao thông, sinh hoạt chung của cộng đồng.

Thông tư hướng dẫn các nội dung tổ chức Đại lễ, trong đó GHPGVN đề nghị không đốt, cúng vàng mã, thay vào đó nên thực hiện các việc làm từ thiện thiết thực cứu giúp người nghèo khổ để chuyển hóa thành nghiệp thiện lành báo hiếu tổ tiên và cha mẹ.

dai le vu lan bao hieu 2019 khong dot vang ma khong cung le thu tien

"Biển người" làm lễ cầu an, xin lộc ngoài đường phố tại chùa Phúc Khánh (Hà Nội) trong một dịp lễ Vu lan trước đây.

Đặc biệt năm nay, GHPGVN yêu cầu các cơ sở thờ tự "không tổ chức cúng lễ thu tiền mang hình thức dịch vụ tâm linh và các nghi lễ không phù hợp chính pháp, với nghi lễ truyền thống".

Thứ tư, về tổ chức thực hiện, vì sự trang nghiêm và ý nghĩa của Đại lễ Vu lan Báo hiếu, GHPGVN đề nghị Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh thành phố quán triệt nội dung thông tư đến các cơ sở Tự viện, toàn thể Tăng Ni, tín đồ, cư sĩ Phật tử nghiêm túc thực hiện.

dai le vu lan bao hieu 2019 khong dot vang ma khong cung le thu tien
dai le vu lan bao hieu 2019 khong dot vang ma khong cung le thu tien
Thông tư hướng dẫn việc tổ chức Đại lễ Vu lan 2019 của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Lễ Vu lan là một ngày có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt. Đây là ngày báo hiếu, nhắc nhở các thế hệ con cháu nhớ tới công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, ông bà, tổ tiên cũng như những thế hệ người đi trước. Đại lễ này mang giá trị nhân văn, đạo lý "uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ người trồng cây" ngàn đời của dân tộc ta. Lễ Vu Lan chính là ngày rằm tháng 7 hàng năm theo lịch âm. Năm nay, Lễ Vu Lan diễn ra vào thứ 5, ngày 15 tháng 8 dương lịch (15/7 âm lịch).

"Rõ ràng việc người còn sống đốt vàng mã cho người đã khuất chẳng khác nào luôn nghĩ rằng người khuất đã về cảnh giới khổ đau. Trong giáo lý nhà Phật không dạy như vậy. Chính vì thế, mùa Vu Lan, tất cả các tăng ni, Phật tử đều giải thích cho người dân nếu hiếu kính với cha mẹ thì chỉ cần hương hoa lễ Phật, làm việc thiện và con cháu họp mặt nhau lại để cùng cầu nguyện cho người đã mất siêu thoát. Đốt vàng mã vừa tốn kém tiền bạc, lại có thể sinh ra hỏa hoạn và nhạo báng cuộc sống của người quá cố. Tôi từng thấy không ít người ra thành phố, để cha mẹ ở nông thôn cơm niêu, nước lọ nhưng khi cha mẹ mất thì cúng lễ linh đình lắm. Vô hình chung, đã không đối tốt với cha mẹ lúc sống, lại không cung kính, hiếu thảo khi họ đã về thế giới bên kia" - Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Hoằng pháp Trung ương GHPGVN.
Phúc Thanh
Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường