Dịch corona có thể 'thổi bay' hơn 7 tỉ USD của ngành Du lịch Việt Nam

Tổng cục Du lịch Việt Nam ước tính ngành Du lịch có thể thiệt hại ở mức 5,9-7,7 tỉ USD trong 3 tháng xảy ra dịch viêm phổi Vũ Hán (virus corona). Nhưng ngành Du lịch không bi quan, hầu hết đang xây dựng kế hoạch kích cầu sau khi dịch bệnh chấm dứt.
Cổ phiếu dược 'dậy sóng' nhờ dịch corona, song rủi ro vẫn rình rậpChống 'giặc nCoV': Trách nhiệm lớn nhất là của cấp ủy và chính quyền địa phươngGiữa ‘tâm bão’ corona, cổ phiếu HVN, VJC ‘lau sàn’ 3 phiên
Ngành du lịch bị mất hàng tỉ USD do bị ảnh hưởng từ dịch bệnh viêm phổi cấp nCoV

Thông tin này vừa được Tổng cục Du lịch Việt Nam công bố ngày 6/2 sau khi dịch bệnh viêm phổi corona bùng phát từ hôm 22/1 mà tâm dịch là Trung Quốc. Cụ thể, lượng khách du lịch từ thị trường Trung Quốc sẽ sụt giảm từ 90 – 100%, tương ứng từ 1,7 đến 1,9 triệu lượt khách (giá trị 1,8 – 2 tỉ USD). Các thị trường quốc tế khác được dự báo giảm 50 – 70%, tương đương 2 – 2,8 triệu lượt (2,2 – 3 tỉ USD). Thị trường nội địa giảm 50 – 70%, khoảng 10,9 – 15,3 triệu lượt (1,9 – 2,7 tỉ USD).

Xét trên cơ cấu chi tiêu của khách du lịch theo kết quả điều tra năm 2019, các dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận chuyển, tham quan, vui chơi giải trí, mua sắm đều thiệt hại trung bình 1 – 1,8 tỉ USD mỗi ngành.

Tổng cục Du lịch Việt Nam nhận định việc phục hồi lượng khách Trung Quốc sẽ mất nhiều thời gian ngay cả khi dịch bệnh chấm dứt. Tuy nhiên ngành cũng đã chuẩn bị để trở lại ngay tháng 4 năm nay sau khi dịch bệnh đạt đỉnh như dự báo của các chuyên gia y tế. Để chuẩn bị cho sự trở lại này, trước mắt ngành Du lịch sẽ tập trung vào kích cầu thị trường nội địa và các thị trường xa ít bị ảnh hưởng. Thực tế từ sau khi dịch SARS kết thúc, cả thị trường nội địa và quốc tế đều ghi nhận sự hồi phục nhanh chóng.

Ông Nguyễn Trùng Khánh, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam cho biết ngành Du lịch đã có những kịch bản để kích cầu du khách trở lại ngay sau khi dịch viêm phổi chấm dứt, dự kiến vào tháng 3/2020.

Trước diễn biến của dịch corona, ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam nhận định dịch lần này dù để lại nhiều thiệt hại cho ngành Du lịch nhưng cũng là cơ hội để ngành có thời gian đào tạo nhân lực, nâng cấp cơ sở vật chất nhằm nâng cao chất lượng phục vụ. Trong khi đó, tình hình thế giới cũng không quá ảm đạm khi nhiều thị trường khác vẫn tiếp tục tăng trưởng, ví dụ như Ấn Độ...

Ngày 6/2 vừa qua, Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch cũng cho phép mở cửa trở lại các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh với yêu cầu các bên liên quan bảo đảm các yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh. Quyết định này nhận được sự tán thành cao của các doanh nghiệp lữ hành vì có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì hoạt động du lịch với các thị trường ít chịu ảnh hưởng của dịch bệnh.

Song song với đó, ông Trần Trọng Kiên, đại diện Hội đồng Tư vấn du lịch quốc gia cũng đề xuất Chính phủ cho phép các doanh nghiệp được miễn giảm thuế, gia hạn miễn, giảm phí visa để thu hút du khách quay lại.

Theo Nhật My/Tin Nhanh Online

Xem thêm

Liên kết