Doanh nghiệp cần đổi mới mô hình sản xuất kinh doanh, hướng tới nền kinh tế xanh

Doanh nghiệp cần đổi mới mô hình sản xuất kinh doanh, tái cấu trúc doanh nghiệp gắn với phát triển theo kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và nâng cao thương hiệu, văn hóa doanh nghiệp, doanh nhân theo hướng xanh và bền vững.
Loại bỏ nhựa dùng một lần, hướng tới nền kinh tế tuần hoànBà Rịa – Vũng Tàu: Tình hình kinh tế có dấu hiệu khởi sắc trong tháng 4Bảo vệ môi trường là nền tảng phát triển kinh tế bền vữngThúc đẩy thị trường carbon, góp phần phát triển kinh tế tuần hoàn

Phát triển kinh tế xanh là xu hướng tất yếu của nền kinh tế trên toàn thế giới trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng tiêu cực, tài nguyên thiên nhiên bị tàn phá nghiêm trọng.

Trước xu thế biến đổi khí hậu và bối cảnh toàn cầu mới, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu ở nước ta phải chuyển sang một giai đoạn mới cần được đặt ở vị trí trung tâm, hướng tới thực hiện mục tiêu toàn cầu và được thực hiện hiệu quả, thực chất và minh bạch để thúc đẩy xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.

Đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050 là mục tiêu phát triển tất yếu của thế giới, thực hiện chủ yếu thông qua chuyển đổi năng lượng mạnh mẽ, phát triển phát thải thấp. Đây cũng là “luật chơi” mới về thương mại, đầu tư toàn cầu đã được xác lập kể từ sau Hội nghị COP26.

Do đó, giảm phát thải khí nhà kính, chuyển đổi năng lượng từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng sạch, tái tạo là cơ hội để thúc đẩy tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng bền vững, nắm cơ hội, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế và tận dụng các cơ hội hợp tác thương mại, đầu tư cho phát triển.

Phát biểu tại Hội thảo Doanh nghiệp Việt Nam chung tay kiến tạo kinh tế xanh, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành nhấn mạnh, doanh nghiệp cần đổi mới mô hình sản xuất kinh doanh, tái cấu trúc doanh nghiệp gắn với phát triển theo kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, không ngừng đổi mới, sáng tạo, xây dựng và nâng cao thương hiệu, văn hóa doanh nghiệp, doanh nhân theo hướng xanh và bền vững.

Doanh nghiệp cần đổi mới mô hình sản xuất kinh doanh, hướng tới nền kinh tế xanh - Ảnh 1
Doanh nghiệp cần đổi mới mô hình sản xuất kinh doanh, tái cấu trúc doanh nghiệp gắn với phát triển theo kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và nâng cao thương hiệu, văn hóa doanh nghiệp, doanh nhân theo hướng xanh và bền vững.

Theo đó, Hội thảo góp phần làm rõ tầm quan trọng của việc thay đổi tư duy xanh, bền vững trong doanh nghiệp; hỗ trợ phát triển định hướng kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian sắp tới để các doanh nghiệp có hướng đi phù hợp nhằm chung tay thúc đẩy nền kinh tế xanh và bền vững tại Việt Nam nói riêng, rộng hơn là khu vực và thế giới.

Trước các yêu cầu khắt khe của các thị trường quốc tế, doanh nghiệp cần nắm bắt cập nhật thông tin, cải tiến quy trình sản xuất; đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, nhân viên để nhanh chóng đáp ứng được xu thế mới, đạt được lợi thế cạnh tranh. Doanh nghiệp cũng cần tiếp cận và sử dụng các nguồn tài chính xanh, bền vững phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiết kiệm chi phí vốn và đạt hiệu quả cao.

“Các yêu cầu về môi trường ngày càng nghiêm ngặt, xuất hiện những công cụ kinh tế để hạn chế phát thải khí nhà kính trong sản xuất, thương mại và sẽ áp dụng rộng rãi trong những năm tới. Do đó, chúng ta cần thống nhất về nhận thức để tạo ra những thay đổi cơ bản trong tư duy và hành động, chuẩn bị để đáp ứng với những yêu cầu mới” – Thứ trưởng Lê Công Thành nhấn mạnh.

Thúc đẩy đầu tư hướng đến nền kinh tế xanh

Nhằm hiện thực hóa cam kết của Chính phủ Việt Nam tại COP26 về đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net-Zero) vào năm 2050; các Bộ, ngành liên quan tại Việt Nam đều đang xây dựng, hoàn thiện chính sách để thúc đẩy, hỗ trợ các hoạt động đầu tư, kinh doanh, thương mại hướng tới mục tiêu trên.

Tại Hội nghị Thượng đỉnh Hiệp ước tài chính toàn cầu mới tổ chức tại Pháp cuối tháng 6/2023 vừa qua, các nhà lãnh đạo quốc tế đã đạt nhận thức chung và nhất trí một số nội dung quan trọng về chuyển đổi mô hình tăng trưởng, cải cách hệ thống tài chính quốc tế và đổi mới mô hình các ngân hàng phát triển đa phương, huy động sự tham gia của khu vực tư nhân nhằm ứng phó với những thách thức toàn cầu.

Việc chuyển đổi mô hình kinh tế tuyến tính, khai thác tài nguyên thiên nhiên sang mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh và kinh tế số là xu thế tất yếu yêu cầu các tổ chức tài chính, ngân hàng đa phương cần có tầm nhìn mới, phát huy được sứ mệnh mới và thực hiện chiến lược phát triển mới.

Ngoài ra, cam kết tại COP26 của Việt Nam thúc đẩy nhu cầu về tài chính xanh tăng lên, là cơ hội lớn để phát triển thị trường tài chính xanh để đầu tư vào công nghệ và cơ sở hạ tầng xanh. Việt Nam cũng như các nước khác cần nhiều nguồn lực hơn nữa để đạt được các cam kết về khí hậu theo COP26, nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và các mục tiêu phát triển bền vững quốc gia.

Trong những năm qua, Việt Nam xác định thúc đẩy tăng trưởng xanh là một nhiệm vụ then chốt của quốc gia để kiến tạo một không gian phát triển bền vững.

Định hướng thu hút đầu tư hiện nay của Việt Nam là ưu tiên các lĩnh vực kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức. Vì vậy, Chính phủ đã ban hành "Chiến lược Quốc gia về Tăng trưởng Xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050", chú trọng việc thu hút các nguồn lực, khoa học công nghệ, kinh nghiệm xây dựng thể chế, quản lý để phát triển năng lượng sạch, kết cấu hạ tầng hiện đại, quản lý nguồn nước bền vững...

Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp huy động vốn xanh trong nước và quốc tế được thuận lợi, hệ thống văn bản, chính sách pháp luật của Việt Nam đã từng bước được hoàn thiện, quy định về các sản phẩm tài chính xanh như: trái phiếu xanh, cổ phiếu xanh, tín dụng xanh, cũng như các chính sách ưu đãi đối với tài chính xanh. Đặc biệt, trong đó có chính sách ưu đãi đối với các chủ thể phát hành và nhà đầu tư trái phiếu xanh như được hưởng ưu đãi giảm về giá dịch vụ chứng khoán.

Lan Anh

Liên kết