Gần 20% diện tích đất trên Trái đất biến đổi trong 60 năm

Theo các chuyên gia, sử dụng đất bền vững đóng vai trò trung tâm trong giảm thiểu biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học và phát triển sản xuất lương thực.
Phá rừng và cái giá phải trảThủ tướng yêu cầu xử nghiêm hành vi phá rừng tự nhiên, không có vùng cấmPhá rừng phòng hộ 'mở đường' cho xây dựng thủy điện

Theo một nghiên cứu trên Nature Communications, từ năm 1960 đến nay, 1/5 diện tích đất liền trên Trái đất. Con số này tương đương khoảng 43 triệu km2 đã bị biến đổi, gấp 4 lần so với các ước tính trước đây. Các nhà nghiên cứu cũng cho biết, tổng diện tích đất tự nhiên được con người chuyển đổi thành đất sử dụng tương đương với diện tích của châu Phi và châu Âu cộng lại.

Nghiên cứu chỉ ra rằng, kể từ năm 1960, tổng diện tích rừng bao phủ Trái đất đã bị thu hẹp gần 1 triệu km2, trong khi diện tích các vùng canh tác và diện tích các đồng cỏ chăn nuôi cũng tăng tương ứng là gần 1 triệu km2 cho mỗi lĩnh vực. Tuy nhiên, diện tích rừng tại các khu vực trên thế giới có sự thay đổi khác nhau.

Trong 60 năm qua, diện tích rừng ở Bắc bán cầu (bao gồm châu Âu, Nga, Đông Á và Bắc Mỹ) đã tăng lên, trong khi diện tích rừng tại các nước đang phát triển ở Nam bán cầu lại thu hẹp đáng kể. 

tm-img-alt
Khoảng 43 triệu km2 đất đã bị biến đổi trong 60 năm qua. (Ảnh: Phys.org)

Thực vật và đất đai, đặc biệt là trong các khu rừng nhiệt đới hấp thụ khoảng 30% khí thải carbon do con người tạo ra. Vì vậy, những thay đổi cảnh quan quy mô lớn có thể tác động đến việc thực hiện các mục tiêu nhằm kiềm chế tốc độ ấm dần lên theo Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015. 

Theo đó, Hiệp định Paris yêu cầu các quốc gia cố gắng kiềm chế mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu ở dưới 2 độ C so với thời kỳ trước công nghiệp và nỗ lực giới hạn ở mức tăng 1,5 độ C. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại nhiệt độ Trái đất đã tăng lên 1,2 độ C, kéo theo một loạt các diễn biến cực đoan như các cơn bão lớn, mực nước biển dâng và nhiều tác động khác.

Ngoài ra, nạn phá rừng nhiệt đới đã xảy ra trên diện rộng nhằm phục vụ sản xuất nông nghiệp như nuôi bò lấy thịt, trồng mía và đậu tương ở khu vực rừng Amazon của Brazil, trồng cọ lấy dầu ở Đông Nam Á, ca cao ở Nigeria và Cameroon.

Được biết, Brazil là quốc gia xuất khẩu thịt bò lớn thứ hai thế giới sau Australia với đàn bò hơn 210 triệu con. Từ năm 1974, nông dân nước này đã nuôi 15,8 triệu con bò tại các bang thuộc vùng Amazon. Tới năm 2015, con số này đã lên tới 75 triệu con. Việc các trang trại nuôi bò xâm lấn đất rừng Amazon đã diễn ra trong suốt giai đoạn 1964-1985, đã tàn phá và làm mất 20% diện tích rừng tự nhiên của khu vực này trong suốt ba thập niên.

Theo bà Karina Winkler - Nhà địa lý vật lý tại Trung tâm nghiên cứu và Đại học Wageningen (Hà Lan) đồng thời là tác giả chính của nghiên cứu nhấn mạnh: “Sử dụng đất đóng vai trò trung tâm trong giảm thiểu biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học và sản xuất lương thực. Do đó, việc xác định mục tiêu của việc sử dụng, chuyển đổi đất là điều cần thiết cho các chiến lược sử dụng đất bền vững".

Bảo vệ đất cũng chính là bảo vệ cuộc sống toàn nhân loại

Theo báo cáo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), đất là nguồn gốc của tất cả sự sống trên cạn, là lớp da để bảo vệ Trái đất. Có đến 1/4 loài động vật trên Trái đất sống trong đất và nó cung cấp chất dinh dưỡng cho các nguồn lương thực.

tm-img-alt
Vùng đất Sarigua, phía tây thành phố Panama đã trở thành sa mạc sau khi chăn thả gia súc quá mức và mất lớp đất mặt do xói mòn. (Ảnh: Internet)

Tuy nhiên, bề mặt đất đang ngày càng bị suy thoái nghiêm trọng. Đặc biệt phải mất đến hàng nghìn năm để đất hình thành, có nghĩa là cần phải bảo vệ khẩn cấp và phục hồi các sinh thái đất còn sót lại. Bởi đất đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết tình trạng khẩn cấp về khí hậu, tình trạng xấu đi của đất cũng trở lên cấp thiết như cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu và sự tàn phá của thế giới tự nhiên trên mặt đất.

Một nghiên cứu khác của FAO cũng chỉ ra rằng, diện tích đất đai bị sa mạc hóa hay suy kiệt chiếm đến khoảng 40% diện tích bề mặt đất toàn cầu - nơi cư trú của 37% dân số nhân loại, trong đó một bộ phận lớn là những người nghèo khổ nhất.

Có thể thấy, nguyên nhân chính gây ra suy thoái tài nguyên đất là do các hoạt động thâm canh nông nghiệp, sử dụng quá nhiều phân bón, thuốc trừ sâu và thuốc kháng sinh làm chết các sinh vật trong đất và khiến đất dễ bị xói mòn. Việc phá rừng và sinh cảnh tự nhiên để tạo đất canh tác cũng làm suy thoái đất, đặc biệt ảnh hưởng đến các loại nấm cộng sinh quan trọng trong việc giúp cây cối và thực vật phát triển.

Ông José Graziano da Silva - Tổng Giám đốc Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) đã gọi “đất” là “đồng minh thầm lặng”, nhằm nhấn mạnh đến sự gắn kết của đất đối với cuộc sống con người. Vì vậy, để hồi sinh cho những vùng đất khô cằn, mỗi người cần hành động ngay bằng những việc làm thiết thực, bởi hiện tại và tương lai của con người phụ thuộc vào một nền đất đai giàu sự sống và vững bền.

"Lá phổi xanh" của Trái đất đang kêu cứu

Thống kê cho thấy, trong 8 tháng đầu năm 2019 đã xảy ra 78.383 vụ cháy trên khắp đất nước Brazil, một con số kỷ lục kể từ năm 2013. Theo đó, tổng diện tích rừng Amazon bị tàn phá bởi con người và hỏa hoạn ở Brazil trong gần 8 tháng qua đã lên đến 10.000 km2, nâng tổng số diện tích rừng Amazon bị đốn hạ và thiêu rụi tới ngưỡng 700.000 km2, lớn hơn cả diện tích của đất nước Myanmar, tương đương 1/5 tổng diện tích rừng.

Thực trạng đó đã tạo nên một làn sóng kêu gọi “Cứu lấy rừng rậm Amazon” trên khắp thế giới. Giới khoa học cảnh báo thảm họa này nếu không được ngăn chặn sẽ là bước đẩy lùi nghiêm trọng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. 

"Nếu hơn 20% lượng khí oxy sản sinh từ Amazon mất đi, điều này có thể làm thay đổi hệ thực vật tự nhiên và những yếu tố về khí hậu, hạn hán kéo dài hơn đang làm gia tăng nguy cơ cháy rừng và phá hủy lớp thảm thực vật, tạo ra hiệu ứng dây chuyền có thể đẩy nhanh quá trình phá hủy Amazon. Đây sẽ là một thảm kịch đối với toàn thế giới", Chuyên gia Osvaldo Stela thuộc Tổ chức phi chính phủ "Sáng kiến xanh" nhận định.

Lan Anh