Giếng cổ giữa lòng Hà Nội

Cách đây khoảng 50 năm, có lẽ những chiếc giếng luôn được xem là một phần không thể thiếu của người dân Hà Nội.
Những cung đường 'vàng' giữa Cao Nguyên lộng gióQuảng Ngãi: Người dân khốn khổ vì nước giếng nhiễm mặnKhám phá "bí mật" giếng cổ trên đảo Cù Lao Chàm

Hình ảnh những chiếc "giếng cổ" từ lâu tưởng như đã chìm vào trong ký ức những người dân Đồng bằng Bắc Bộ nói chung và Hà Thành nói riêng.

Nhiều người đã quên một công trình không thể thiếu, đậm dấu ấn một thời. Nhưng ít ai biết "báu vật tinh thần" ấy đến nay vẫn lẩn khuất đây đó trong một số ngõ xóm của khu phố cổ Hà Nội.

Hình ảnh những chiếc "giếng cổ" dường như đã chìm vào quên lãng.

c vgiếng cmt thi

Cách đây khoảng 50 năm, có lẽ những chiếc giếng luôn được xem là một phần không thể thiếu của người dân Hà Nội. Bởi đó không chỉ là nơi lấy nước đơn thuần mà còn là chốn lý tưởng cho đám trẻ con tụ tập, là nơi trai gái trao nhau cái nhìn tình tứ mỗi lần gánh nước, rửa rau, và đây cũng là nơi các bà nội trợ sẻ chia câu chuyện đời thường không hồi kết. Đặc biệt hơn, thời khó khăn, tủ lạnh tủ đông chưa có, giếng còn là một "thiết bị" để cánh đàn ông ướp lạnh những chai bia, các bà các mẹ bảo quản những chiếc bánh chưng trong ngày Tết Nguyên Đán.

Ngày ấy, mỗi con phố ở Hà Nội đều có giếng, đa phần đường kính nhỏ, chỉ hơn 1m. Ngày nay, đi sâu vào ngõ 86 phố Hàng Trống còn có một chiếc giếng cổ rộng tới gần hai mét, là nguồn cung cấp nước cho cả xóm. Thật lạ! Cho tới tận những năm đầu thế kỷ XXI này mà giếng cổ vẫn "sung sức" như thuở nào!

Giếng vẫn còn được sử dụng tại ngõ 86 phố Hàng Trống.

Ông Nguyễn Văn Hùng (ngõ 86, Hàng Trống, Hà Nội) kể lại: "Giếng này có từ lâu lắm rồi. Năm nay tôi 70 tuổi, nhưng từ ngày còn nhỏ đã thấy giếng ở đó rồi. Từ ngày ấy đến nay, chưa bao giờ tôi thấy giếng cạn nước. Mà lạ lắm, giếng này mùa hè thì mát còn mùa đông thì lại ấm. Vẫn nhớ những ngày còn nhỏ, lũ trẻ con đi chơi về, cả thanh niên trai tráng nữa lại hò nhau ra giếng tắm rửa. Có thể nói, giếng là nơi sinh hoạt chung của mọi người. Kể từ khi có nước máy thì giếng không còn được sử dụng nhiều. Tuy nhiên, khi mất nước, mọi người vẫn dùng nước giếng bình thường. Đến nay nước vẫn sạch, vẫn trong, không có mùi bùn hay mùi tanh của sắt".

Thế nhưng, những giếng khơi này cũng dần thay đổi theo vòng xoay của thời gian cùng với sự phát triển của đô thị. Người dân phố cổ Hà Nội không còn sử dụng nước của những chiếc giếng này mà chỉ dùng vào việc giặt giũ, rửa xe...

Khi có nước máy thì giếng khơi trở thành quá khứ, dần dần bị mai một trong ký ức mọi người. Nguồn nước mát trong từ giếng khơi cũng không còn được nhớ đến. Những chiếc giếng đều bị san lấp nhằm mục đích riêng. Có nhiều giếng lấp đi dành đất để sinh sống, kinh doanh. Có giếng bị ô nhiễm hoặc cạn nước nên cũng phải san bằng. Kể từ đó, giếng khơi đi vào dĩ vãng.

Nét đp văn hóa gia lòng Hà Ni

Dẫu cho nhiều người không còn nhớ đến vị ngọt mát lành của nước giếng khơi, nhưng quả thực, nó đã để lại cho phố phường Hà Nội một nét lạ, nét riêng về một thời đã xa.

Một trong những giếng khơi hiếm hoi vẫn còn được sử dụng nằm ở cuối ngõ Hàng Chỉ. Ngõ Hàng Chỉ dài hơn trăm mét ẩn mình giữa phố Hàng Hòm ít ai để ý. Con ngõ nhỏ thông ra cả phố Hàng Gai và Hàng Quạt. Cuối ngõ là một chiếc giếng cổ mà người dân sống ở ba ngõ phố này vẫn hằng ngày ra đây múc nước giếng về sử dụng cho dù đã có nước máy vào tận nhà.

Hình ảnh giếng trong ngõ Hàng Chỉ.

Giếng khơi trong số nhà 15 ngõ Phủ Doãn vẫn còn nguyên vẹn như ban đầu. Thành giếng chủ yếu được xây bằng gạch đỏ. Qua thời gian, những viên gạch bị bào mòn, nhẵn bóng. Đường kính của những chiếc giếng khoảng trên dưới 1m và sâu hơn 2m nhưng từ bao năm nay chưa bao giờ hết nước. Hiện nước giếng vẫn còn trong veo nên được nhiều người sử dụng làm nước sinh hoạt.

Giếng trong số nhà 15 ngõ Phủ Doãn vẫn còn nguyên vẹn như ban đầu.

Ông Nguyễn Xuân Khôi (80 tuổi, ngõ Phủ Doãn) kể lại: “Giếng nhỏ và nông nhưng từ nhỏ đến nay tôi chưa bao giờ thấy giếng hết nước cả. Cả khu này cũng chỉ có một cái giếng này thôi. Nhớ lại ngày xưa, chiều chiều cả xóm lại xếp hàng để xách từng thùng nước về dùng. Nước giếng ngày ấy trong lắm, bởi lúc ấy Hà Nội cũng chưa ô nhiễm như bây giờ, và người dân cũng rất có ý thức giữ gìn, bảo vệ giếng nước. Với chúng tôi, giếng là không gian cộng đồng, cũng là nơi duy trì nguồn sống nên mọi người rất yêu quý chiếc giếng khơi của khu mình”.

Những chiếc giếng cổ từng gắn chặt với đời sống sinh hoạt của nhiều thế hệ người dân phố cổ. Đến nay, khi nhà nhà đều có nước máy thì những giếng cổ vẫn được xem là điểm nhấn đặc trưng của Hà Nội, nhắc chúng ta về một thời gian lao vất vả mà ấm áp, sóng sánh tình người.

Vũ Toàn
Theo VOV

Xem thêm

Liên kết