Khói do cháy rừng tại Australia phát tán khắp nơi trên thế giới

NASA đang theo dõi sự di chuyển của đám khói dài tới hơn 15km trong bầu khí quyển, hình thành từ các trận cháy rừng tại hai bang New South Wales và Victoria của Australia.
Australia chi hơn 30 triệu USD cứu động vật hoang dã và môi trườngAustralia chi tiền điều trị chấn thương tinh thần do cháy rừng gây raAustralia: Hình thành đám cháy khổng lồ rộng gấp 8 lần diện tích Singapore
khoi do chay rung tai australia phat tan khap noi tren the gioi
Khói bốc lên trong đám cháy rừng tại Penrose, New South Wales, Australia, ngày 10/1/2020. (Ảnh: AFP/ TTXVN)

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 14/1 cho biết khói từ các đám cháy rừng ở Australia sẽ phát tán đi khắp nơi trên thế giới, sau đó quay trở lại và bao phủ toàn bộ Australia trong những ngày tới.

NASA đang theo dõi sự di chuyển của đám khói dài tới hơn 15km trong bầu khí quyển, hình thành từ các trận cháy rừng tại hai bang New South Wales và Victoria của Australia. Đến ngày 8/1, khói đã bay được nửa vòng Trái Đất, băng qua Nam Mỹ.

Ngày 13/1, khói mù đã bao phủ bang Victoria, dẫn đến cảnh báo về chất lượng không khí kém gây nguy hiểm cho sức khỏe con người được ban hành trên toàn tiểu bang.

Cơ quan Bảo vệ Môi trường Liên bang (EPA) cho biết chất lượng không khí kém có khả năng sẽ tiếp tục ở phía Đông Bắc tiểu bang trong vài ngày tới.

Trong khi đó, tại bang New South Wales, sáng 12/1, khói mù dày đặc kèm mùi cháy khét cũng xuất hiện trở lại tại hầu khắp các khu vực. Bộ Y tế và EPA đã ban hành hướng dẫn, khuyên mọi người không nên ở ngoài trời quá lâu và sử dụng các loại mặt nạ chuyên dụng để đảm bảo sức khỏe.

Trước đó, NASA thông báo khói bụi từ các đám cháy rừng ở Australia đã "tác động mạnh mẽ" đến New Zealand và "gây ra các vấn đề nghiêm trọng về chất lượng không khí tại quốc gia này và gây biến đổi màu của tuyết trên các đỉnh núi".

Các nhà khoa học tại NASA cho rằng sự kết hợp giữa nhiệt độ cao từ các vụ hỏa hoạn và hiện tượng khô hạn lịch sử của Australia đã dẫn đến việc hình thành của một số lượng lớn các cơn bão “bất thường".

Hiện tượng thời tiết đã được kích hoạt bởi sự tích tụ tro bụi, khói và vật liệu đốt, cộng hưởng không khí nóng và ánh Mặt Trời thiêu đốt. Những hợp chất này tạo thành các đám mây trông giống như giông bão truyền thống, nhưng không có mưa.

Theo Diệu Linh/Vietnam+