Khủng hoảng khí đốt ở châu Âu báo động về việc đầu tư năng lượng tái tạo

Cuộc khủng hoảng khí đốt ở châu Âu đang ở mức báo động. Theo CNN, khu vực này đã đầu tư rất nhiều vào năng lượng tái tạo, chẳng hạn như điện gió và điện mặt trời, nhưng không thể cung cấp đủ nguồn năng lượng xanh này cho những người cần nó.
Các rào cản của sự phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam hiện nayPhát triển năng lượng tái tạo: Có nên đánh đổi đất rừng?Sản lượng năng lượng tái tạo tăng nhanh nhất trong 2 thập kỷ qua

Giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu đã tăng cao đến mức hàng trăm triệu người có thể phải đối mặt với những ngôi nhà lạnh lẽo hoặc hóa đơn năng lượng tăng cao trong mùa đông.

Ngoài ra, còn có những lo ngại về tác động trực tiếp vì carbon dioxide được sử dụng trong sản xuất thực phẩm - một sản phẩm phụ của phân bón được tạo ra từ khí tự nhiên cũng đang trở nên đắt hơn.

Các chính trị gia đang đổ lỗi cho việc tăng giá là do nhu cầu khí đốt tự nhiên gia tăng khi thế giới đang "vực dậy" sau đại dịch, gián đoạn nguồn cung do bảo trì và một mùa hè ít gió hơn bình thường đã chứng kiến ​​sự sụt giảm năng lượng sản xuất từ ​​gió.

Khủng hoảng khí đốt ở châu Âu báo động về việc đầu tư năng lượng tái tạo - Ảnh 1
Mặt trời lặn sau trang trại gió ngoài khơi Burbo Bank ở Vịnh Liverpool, Tây Bắc nước Anh, vào tháng 5/2021. (Nguồn: CNN)

Sau khi Liên Hợp Quốc công bố báo cáo khoa học về khí hậu vào tháng 8, cảnh báo thế giới phải cắt giảm sâu và bền vững lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong thập kỷ này, ngày càng có nhiều nhà lãnh đạo chính trị hiểu rằng việc chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch cần diễn ra nhanh hơn dự định.

Tuy nhiên, có những động lực khác để chuyển đổi nhanh hơn đối với năng lượng tái tạo. Một quá trình chuyển đổi đầy đủ hơn sẽ giải phóng châu Âu khỏi sự gián đoạn của thị trường năng lượng biến động và giảm sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp dầu và khí đốt khác, chẳng hạn như Nga.

Hơn 40 nhà lập pháp Liên minh châu Âu, chủ yếu đến từ các quốc gia phía Đông và vùng Baltic, đã kêu gọi Ủy ban châu Âu mở cuộc điều tra về công ty khí đốt nhà nước Gazprom của Nga.

Theo đó, họ nghi ngờ rằng công ty này đã hạn chế nguồn cung để đẩy giá lên và gây áp lực buộc Đức phải xúc tiến việc khởi động Nord Stream 2, một đường ống dẫn khí đốt chạy từ Nga và dưới Biển Baltic tới Đức.

Gazprom nói với CNN rằng, họ đang cung cấp khí đốt cho khách hàng ở nước ngoài "tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ hợp đồng hiện có" và nguồn cung cấp "ở mức gần như cao kỷ lục" trong 8 tháng qua.

Khủng hoảng khí đốt ở châu Âu báo động về việc đầu tư năng lượng tái tạo - Ảnh 2
Nhà máy lọc dầu Gazprom ở Omsk, Nga. (Nguồn: CNN)

Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết, xuất khẩu của Nga sang châu Âu đã giảm so với mức của năm 2019, và nước này có thể làm nhiều hơn nữa để tăng nguồn cung trước mùa đông.

Năm ngoái, Liên minh Châu Âu và Vương quốc Anh đã sử dụng nhiều năng lượng tái tạo hơn so với nhiên liệu hóa thạch để tạo ra điện.

Tuy nhiên, Vương quốc Anh phụ thuộc vào khí đốt với khoảng 40% sản lượng điện; trong khi đó châu Âu đang mở rộng và đầu tư mạnh mẽ vào khí đốt. Liên minh châu Âu hiện có các dự án khí đốt trị giá 87 tỉ Euro (102 tỉ USD) đang được triển khai, theo một báo cáo của Cơ quan Giám sát Năng lượng Toàn cầu (GEM).

Khối đang tìm cách tăng nhập khẩu khí đốt lên 35%, mà GEM cho biết là "trái ngược với mục tiêu đã nêu của EU là không phát thải khí nhà kính vào năm 2050".

Khí đốt đã được nhiều người coi là nhiên liệu "sạch hơn" để sử dụng trong quá trình chuyển đổi từ than sang năng lượng tái tạo thay cho điện. Thế nhưng, trong khi khí đốt thải ra ít carbon hơn than đá và dầu mỏ, nó lại được tạo ra chủ yếu từ khí metan, một loại khí gây hiệu ứng nhà kính rất độc hại rò rỉ từ các đường ống dẫn và mỏ bỏ hoang.

Nguyễn Luận

Xem thêm

Liên kết