Kinh tế xanh, tăng trưởng xanh tiếp tục là xu hướng chủ đạo

Theo PGS.TS Bùi Quang Tuấn, những thay đổi trên thế giới là nhanh và khó đoán định. Chiến lược tăng trưởng xanh cần phải tính tới những yếu tố mới của bối cảnh mới để tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức.
Chuyển đổi kinh tế xanh để ứng phó với biến đổi khí hậuKinh tế xanh và thực tiễn tại Việt NamPhát triển kinh tế xanh trong bối cảnh biến đổi khí hậuNăng lượng tái tạo - Xu hướng phát triển nền kinh tế xanh

Nắm bắt cơ hội vàng trong tăng trưởng xanh

Sáng 20/4, tại Hà Nội, Tạp chí Năng lượng sạch Việt Nam phối với các cơ quan liên quan tổ chức Diễn đàn phát triển năng lượng xanh, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo trong xu hướng dịch chuyển dòng vốn đầu tư quốc tế vào Việt Nam.

Tại Diễn đàn, PGS.TS Bùi Quang Tuấn – Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đã trình bày tham luận “Tăng trưởng xanh của Việt Nam trong bối cảnh mới”.

Theo đó, PGS.TS Bùi Quang Tuấn đưa ra nhận định, hiện nay công nghệ đang phát triển như vũ bão, đặc biệt là công nghệ thông tin, cách mạng 4.0; Trung Quốc nổi lên như một cường quốc sắp soán ngôi vị số 1 của Mỹ cả về công nghệ.

tm-img-alt
Toàn cảnh Diễn đàn phát triển năng lượng xanh, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo trong xu hướng dịch chuyển dòng vốn đầu tư quốc tế vào Việt Nam.

Bên cạnh đó, ASEAN và Đông Á tiếp tục là một khu vực kinh tế năng động của kinh tế thế giới. Đồng thời, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng, có những tác động tiêu cực lớn. Đại dịch Covid-19 làm thay đổi thế giới, tạo ra hai xu hướng phục hồi xanh và chuyển đổi số. Ngoài ra, các hiệp định thương mại thế hệ mới đang mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam tiếp cận thị trường, nguồn lực và công nghệ.

Bối cảnh nêu trên tạo ra một số xu hướng mới, thứ nhất, kinh tế xanh và tăng trưởng xanh tiếp tục là xu hướng chủ đạo, thể hiện rõ nhất ở cơ cấu năng lượng thay đổi mạnh mẽ nghiêng về năng lượng tái tạo, động cơ điện thay động cơ đốt trong.

Thứ hai, các hiệp định quốc tế của thế giới và và khu vực ngày càng nhiều. Trong đó, Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu đề ra mục tiêu kiềm chế tăng nhiệt độ dưới 2 độ C.

Thứ ba, các quốc gia cam kết thực hiện các nội dung của Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu: Từ cam kết “Hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu” đến “Mục tiêu khí hậu (net-zero emission)”.

Thứ tư, xu hướng thông minh các hoạt động sản xuất nhờ vào cách mạng 4.0, xu hướng xây dựng chính phủ số, đô thị thông minh, công nghiệp và nông nghiệp thông minh, xã hội số… đang trở nên phổ biến.

Trong nước, Việt Nam đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu và tác động ngày càng tăng; Ô nhiễm ngày càng trầm trọng, nhiều vấn đề môi trường trở nên nghiêm trọng; Việt Nam tiếp tục phải thực hiện các cam kết quốc tế về giảm phát thải, ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững.

Yêu cầu về tái cơ cấu kinh yế và đổi mới mô hình tăng trưởng; Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, khát vọng vươn lên, khu vực tư nhân được chú trọng (thể hiện trong Nghị quyết Đại hội XIII). Bên cạnh đó, Việt Nam có cơ cấu dân số vàng và có dân số trẻ.

Nghiên cứu về Chiến lược tăng trưởng xanh giai đoạn 2011-2020, PGS.TS Bùi Quang Tuấn đánh giá, bên cạnh những kết quả tích cực, chiến lược này đã bộc lộ một số hạn chế. Cụ thể, chiến lược chưa nhận thức đầy đủ vai trò trong tham gia thực hiện ở nhiều cấp; Thiếu nguồn ngân sách phân bổ cho các hoạt động, chương trình, dự án để hiện thức hóa tăng trưởng xanh.

tm-img-alt
PGS.TS Bùi Quang Tuấn, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam phát biểu tại Diễn đàn. 

Các dự án/đề án của Chiến lược chưa được đồng ghép đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn; Sự tham gia của khu vực tư nhân còn hạn chế về ngành, lĩnh vực; Công tác giám sát, đánh giá, báo cáo còn chưa được chú ý.

Đáng quan ngại, lối sống xanh chưa trở thành trào lưu trong xã hội, nhận thức xã hội còn hạn chế. Nội dung liên quan đến tăng trưởng xanh chưa được chú ý trong chương trình giảng dạy ở các cấp học và đào tạo.

Để tiếp tục thực hiện tăng trưởng xanh, Nghị quyết Đại đội Đảng XIII đã khẳng định kinh tế xanh trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 – 2030.

Cơ hội và thách thức nào cho Việt Nam?

Trình bày tại Diễn đàn, PGS.TS Bùi Quang Tuấn cho biết, cách mạng 4.0 và sự bùng nổ về công nghệ thông tin đã tạo ra những cơ hội mới về sản xuất phi tập trung, số hóa chuỗi giá trị, cá nhân hóa sản phẩm, làm tăng năng suất, mở rộng thị trường, tạo ra cơ hội cho đẩy mạnh sản xuất xanh và thị trường xanh.

Sự sắp xếp lại cuộc chơi và cạnh tranh trên thế giới, nhiều quốc gia được đặt cùng một vạch xuất phát điểm tạo ra cơ hội cho Việt Nam đi nhanh hơn. Bên cạnh đó, cơ hội về đột phá trong phát triển nhờ vào cơ cấu dân số vàng và dân số trẻ, có khả năng thích nghi tốt với công nghệ hiện đại, có thể đóng góp tốt cho tăng trưởng xanh.

Ngoài ra, nhiều FTA thế hệ mới cũng mang lợi cơ hội tăng đầu tư cho tăng trưởng xanh. Việc gia tăng tầng lớp trung lưu cũng giúp thúc đẩy tiêu dùng xanh, tiêu dùng có trách nhiệm, dần hình thành lối sống xanh.

Yêu cầu về tái cơ cấu kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng; Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, khát vọng vươn lên, khu vực tư nhân được chú trọng cũng chính là những cơ hội tốt. Đặc biệt, cơ hội đến từ việc Việt Nam có cơ cấu dân số vàng và có dân số trẻ.

tm-img-alt
Ảnh minh họa. 

Tuy nhiên, song hành cùng những cơ hội, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Đầu tiên là tư duy giữa “nâu” và “xanh” còn nặng nề, thách thức của nhận thức đầy đủ về cơ hội vàng để vươn lên nhanh. Chất lượng nguồn nhân lực thấp là rào cản lớn cho sự phát triển.

Bên cạnh đó, kết cấu hạ tầng của chúng ta chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, năng lực khoa học công nghệ còn nhiều hạn chế, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thấp. Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức khi thực hiện các nội dung của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.

Từ bối cảnh mới của quốc tế, dựa trên những hành động cụ thể trên thực tế của Việt Nam, PGS.TS Bùi Quang Tuấn kết luận, những thay đổi trên thế giới là nhanh và khó đoán định, do đó chúng ta phải tận dụng, nắm bắt thời cơ. Cơ hội nhiều những thách thức cũng nhiều tuy nhiên vẫn xuất hiện những cơ hội vàng. Thách thức lớn nhất là nhận thức đầy đủ về cơ hội vàng để vươn lên nhanh và quyết liệt hành động.

Đồng thời, cần nhận diện rõ hơn cơ hội, thách thức và việc phải làm trong thời gian tới để đổi mới mô hình tăng trưởng. Chiến lược tăng trưởng xanh cần phải tính tới những yếu tố mới của bối cảnh mới để tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức.

“Chiến lược xanh giai đoạn tới cần chú ý khắc phục các khiếm quyết của giai đoạn trước để có cơ hội thành công. Trong đó, có huy động nguồn lực, đảm bảo nguồn nhân lực, sự kết nối và đặc biệt coi khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là trụ cột quan trọng nhất của giai đoạn tới. Ngoài ra, cần phải bổ sung các chiều cạnh xã hội và bao trùm trong Chiến lược tăng trưởng xanh”, PGS.TS Bùi Quang Tuấn cho biết.  

Vương Liễu
Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường

Xem thêm

Liên kết