Theo dự báo, khoảng 10 trong số 20 cơn bão dự kiến hình thành ở phía Tây Thái Bình Dương đến tháng 9/2021 sẽ đổ bộ vào các nước Đông Á. Các cơn bão với sức gió mạnh từ 63-250 km/h, kéo theo mưa và nước dâng do bão có thể phá hủy các khu vực ven biển. Cơ sở dữ liệu thiên tai quốc tế EM-DAT cho biết, những cơn bão với cường độ như thế này đã gây ra thiệt hại hơn 175 tỉ USD trên khắp châu Á trong thập kỷ qua.
Nếu tổng số 20 cơn bão sẽ đổ vào khu vực châu Á từ tháng 4 đến tháng 9 năm nay là con số cao hơn mức trung bình trong 30 năm qua của khu vực tới 13,5 cơn bão.
Các nhà dự báo thời tiết tại Đại học TP.Hong Kong cho biết, 5 cơn bão dự kiến sẽ đổ bộ vào các khu vực miền Đông, miền Nam Trung Quốc và Đài Loan (Trung Quốc), Việt Nam và Philippines. Nhật Bản và Hàn Quốc có thể chỉ hứng chịu 2 cơn bão.
"Số lượng xoáy thuận nhiệt đới được dự đoán hình thành từ ngày 1/4 đến ngày 3/9 cao hơn mức bình thường", Trung tâm Tác động Khí hậu châu Á - Thái Bình Dương Guy Carpenter của Đại học Hong Kong dự báo.
Các nhà khoa học khí quyển cảnh báo, hiện tượng nóng lên toàn cầu là một trong những nguyên nhân khiến nhiều cơn bão mạnh hơn đổ bộ, mặc dù tổng số cơn bão theo dự đoán sẽ không thay đổi hoặc giảm trong tương lai. Ngoài ra, nhiệt độ bề mặt biển và không khí tăng cao cũng khiến các cơn bão mạnh hơn, kéo theo sức gió lớn hơn và lượng mưa nhiều hơn.
Với nhiệt độ cao hơn mức trung bình toàn cầu, tây Thái Bình Dương hứng chịu nhiều bão hơn bất kỳ khu vực nào khác trên thế giới. Điển hình như siêu bão bão Surigae, siêu bão đầu tiên của năm, đã tấn công Philippines, buộc hơn 100.000 người phải sơ tán.
Tháng trước, Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ cũng dự báo một mùa bão Đại Tây Dương năm 2021 trên mức bình thường, chính thức bắt đầu vào ngày 1/6.
Trong tổng số 13 đến 20 cơn bão nhiệt đới vào năm 2021, dự báo sẽ có từ 3 đến 5 cơn bão lớn có sức gió lên đến ít nhất 178 km/h, trong khi 6 đến 10 cơn bão sẽ có tốc độ gió ít nhất 119 km/h.
Năm 2021 cũng dự kiến trong chuỗi năm nóng nhất
WMO lưu ý rằng năm 2021 cũng sẽ nằm trong chuỗi năm nóng nhất, bất chấp ảnh hưởng của quá trình hạ nhiệt tạm thời do La Niña gây ra, các tác động của nó thường mạnh hơn trong năm thứ hai. Cơ quan Liên hợp quốc nhấn mạnh: “Do đó, vẫn còn phải xem mức độ làm mát liên tục do La Niña gây ra có thể tạm thời hạn chế xu hướng chung của sự ấm lên lâu dài trong năm 2021”.
Theo bản tin dự báo khí hậu toàn cầu hàng năm đến thập kỷ của WMO, có ít nhất 1/5 khả năng nhiệt độ trung bình toàn cầu tạm thời vượt quá 1,5°C vào năm 2024. Tuy nhiên, một trong những mục tiêu của Thỏa thuận Paris về khí hậu, được ký kết vào tháng 12/2015 bởi 195 quốc gia, là ngăn chặn sự gia tăng nhiệt độ không vượt quá 1,5°C so với thời kỳ tiền công nghiệp.