Nghị định 100/CP không 'vênh' với Luật Giao thông đường bộ

Với mức xử phạt tăng nặng đối với lái xe vi phạm nồng độ cồn, nhiều ý kiến cho rằng, các quy định trong Nghị định 100/CP không thống nhất với Luật Giao thông đường bộ hiện hành, gây khó cho người tham gia giao thông.
Nghị định 100 có hiệu lực: Quán nhậu 'đỏ mắt' chờ kháchNghị định 100 tăng nặng mức phạt với ô tô thế nào so với Nghị định 46?Xử lý hơn 600 trường hợp vi phạm nồng độ cồn theo Nghị định 100

Nghị định 100/2019 vừa được Chính phủ ban hành và có hiệu lực từ 1/1/2020 xử phạt với cả lái xe đạp, xe máy khi tham gia giao thông trong hơi thở có nồng độ cồn bất kể mức nào. Một số ý kiến cho rằng trong khi Luật Giao thông đường bộ (GTĐB) 2008 quy định không xử phạt đối với người điều khiển mô tô, xe gắn máy trong hơi thở có nồng độ cồn dưới 0,25 miligam/1 lít khí thở, Nghị định 100 đang trái với luật GTĐB?

nghi dinh 100cp khong venh voi luat giao thong duong bo
Cảnh sát giao thông đo nồng độ cồn lái xe vi phạm. (Ảnh: TTXVN)

Trước luồng ý kiến này, bà Hoàng Hồng Hạnh - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Thanh tra (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) cho biết, Khoản 8, Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 nghiêm cấm lái xe: Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.

Theo bà Hạnh, khoản 1 Điều 35 Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia quy định: Sửa đổi, bổ sung khoản 8 Điều 8 của Luật Giao thông đường bộ 2008 về các hành vi bị nghiêm cấm như sau: Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Như vậy, Luật Phòng chống tác hại của rượu bia đã điều chỉnh Luật Giao thông đường bộ, với quy định nghiêm cấm lái xe điều khiển phương tiện tham gia giao thông sử dụng rượu bia, bất kể nồng độ cồn bao nhiêu.

Bên cạnh đó, Nghị định 100/CP không chỉ phục vụ thực thi Luật Phòng chống tác hại của rượu bia, mà còn để bổ sung, quy định nhiều hành vi liên quan đến Luật Giao thông đường bộ và Luật Đường sắt khi thực tế phát sinh những yếu tố đòi hỏi phải có quy định pháp luật phù hợp hơn.

Trong quá trình soạn thảo, Bộ GTVT cũng đã phối hợp với Bộ Công an, Bộ Tư pháp và các bộ, ngành lấy ý kiến góp ý, thảo luận kỹ lưỡng, rộng rãi theo các quy trình bình thường.

Theo Vân Sơn/TTXVN