Tại Mỹ, mỗi năm có gần 1 triệu trường hợp tràn dịch màng phổi hoặc viêm màng phổi được chẩn đoán. Ở Việt Nam, hàng năm cũng có khoảng trên dưới 1 nghìn trường hợp được phát hiện bệnh và can thiệp. Những con số này cho thấy, tràn dịch màng phổi đang trở thành chứng bệnh khá phổ biến mà con người có thể mắc phải.
Tràn dịch màng phổi thường có biểu hiện hoặc biến chứng của nhiều loại bệnh khác nhau. Vì vậy, chỉ khi bệnh nhân đi thăm khám, bác sĩ nghi ngờ cho kiểm tra thì mới phát hiện, điều này gây ra không ít khó khăn cho việc điều trị.
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh tràn dịch màng phổi và người bệnh thường phải trải qua rất nhiều xét nghiệm, chẩn đoán một cách kỹ càng mới có thể phát hiện ra nguyên nhân chính xác để can thiệp.
Có rất nhiều nguy cơ dẫn đến hội chứng tràn dịch màng phổi nên quan trọng hơn cả mọi người cần ý thức được việc bảo vệ và gìn giữ cho lá phổi của mình luôn khỏe mạnh. Đặc biệt, nên lưu ý những triệu chứng bất thường để kịp thời đến các cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám và điều trị.
Các triệu chứng của tràn dịch màng phổi:
- Tức ngực, đau âm ỉ bên tràn dịch, nằm nghiêng về bên đó thì mức độ đau tăng.
- Ho khan, khó thở mỗi ngày một tăng.
- Sốt cao.
- Chụp X-quang phổi thấy hình mờ đậm, đồng đều, dịch thường ở dưới thấp, có khi mờ ở cả hai bên phổi, tim bị đẩy sang bên đối diện.
- Chọc dò màng phổi có dịch, màu dịch có thể vàng chanh, màu hồng, trong hoặc đục như nước vo gạo, như mủ.
Để xác định chính xác nguyên nhân gây tràn dịch màng phổi, người ta dựa vào màu sắc dịch, các xét nghiệm vi khuẩn, sinh hóa, tế bào học và dựa vào việc thăm khám toàn thân và khám các cơ quan có liên quan.
Cách điều trị tràn dịch màng phổi
- Chọn dịch hút: Tràn dịch do bất kì nguyên nhân gì thì đều có thể chọc hút dịch để làm xét nghiệm, sinh thiết, hút bớt dịch cho bệnh nhân dễ thở.
Điều trị tràn dịch màng phổi bắt đầu với việc điều trị các nguyên nhân cơ bản và giảm các triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân. Tùy thuộc vào tình trạng gây ra sự tích tụ chất lỏng, việc điều trị có thể khác nhau. Kháng sinh được sử dụng khi có nguyên nhân nhiễm trùng.
Chất lỏng thường không cần xử lý riêng, vì nó sẽ tự biến mất nếu nguyên nhân cơ bản được xử lý. Nếu chất lỏng tích tụ gây ra cảm giác khó chịu, bác sĩ sẽ rút chất lỏng bằng cách hút dịch màng phổi hoặc dẫn lưu màng phổi.
- Tiêm Pleurodesis: Một chất lỏng đặc biệt được tiêm vào khu vực màng phổi, gây ra một tình trạng viêm nhỏ. Cách này giúp ngăn chặn chất lỏng tái tích tụ gây tràn dịch. Hóa chất gây xơ hóa được sử dụng phổ biến bao gồm tetracycline, talc vô trùng và bleomycin. Pleurodesis thường được sử dụng trong việc điều trị tràn dịch lặp đi lặp lại (thường xuyên) do ung thư.
- Đặt ống dẫn lưu cố định tại chỗ để chất lỏng có thể thoát ra ngoài liên tục.
Cắt bỏ màng phổi. Đây là phẫu thuật loại bỏ các màng phổi. Cách này đôi khi được sử dụng ở những người bị tràn dịch do ung thư khi các điều trị khác đã thất bại.
Phục hồi chức năng hô hấp bằng tập thở, thổi bóng, tập các động tác giãn nở lồng ngực trong thời gian dài. Gây dính màng phổi bằng povidone trong trường hợp tràn dịch màng phổi nhiều tái phát nhanh.