Những thảm họa thiên nhiên tàn khốc nhất năm 2020

Năm 2020 được xem là một năm khó khăn với loài người khi phải hứng chịu những vụ cháy rừng, bão, lũ lụt,... triền miên.
Thế giới tuần qua: Lũ lụt hoành hành ở Indonesia và Ấn Độ, khói do cháy rừng bao phủ thành phố Yakutsk, SiberiaTrung Quốc: Động đất có độ lớn 6,4 tại khu tự trị Tân CươngPhát triển thuỷ điện nhỏ phải thích ứng với biến đổi khí hậu

Không hề nói quá khi cho rằng năm 2020 là một năm thực sự nhiều thách thức đối với cả thiên nhiên và con người trên Trái Đất. Ngoài đại dịch Covid-19 vẫn đang tiếp diễn thì thế giới cũng đang chứng kiến những thảm họa môi trường tàn khốc.

Thảm họa cháy rừng tại Australia

Bắt đầu vào tháng 12/2019, đám cháy rừng không có dấu hiệu chậm lại hay dừng lại. Trong khi hầu hết các nước đón chào năm mới thì Australia đối mặt với một trong những thảm họa thiên nhiên lớn nhất và một số bang phải kêu gọi khẩn cấp vào tháng 1/2020. Theo một báo cáo được công bố trên tạp chí Medical Journey của Australia, cháy rừng đã thiêu rụi khoảng 18,6 triệu ha rừng, phá hủy 5.900 tòa nhà và khiến ít nhất 34 người thiệt mạng trực tiếp, hơn 400 người mất mạng do ngạt khói. Các đám cháy cũng đã thải vào bầu khí quyển khoảng 400 triệu tấn CO2 và các chất gây ô nhiễm khác.

tm-img-alt
Cháy rừng lan rộng nhiều nơi ở Australia. (Ảnh: CNN).

Châu chấu tại Đông Phi, Ấn Độ và châu Á

Hàng triệu con châu chấu sa mạc đã tràn vào 5 bang tại Ấn Độ là  Rajasthan, Gujarat, Punjab, Haryana, Uttar Pradesh và Madhya Pradesh và những đoạn video ghi lại cảnh tượng này khá rùng rợn. Những đàn châu chấu này ban đầu được phát hiện tại Đông Phi, sau đó là Pakistan. Châu chấu không gây chết người nhưng chúng phá hủy hoa màu và gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng.

Đây có thể là một trong những đợt dịch châu chấu tồi tệ nhất trong 26 năm qua. Hiện có một đàn châu chấu toàn cầu đang tồn tại và Ấn Độ có thể phải hứng chịu một đợt tấn công dữ dội trong những tháng tới. Bạn có thể hình dung một đàn châu chấu khoảng 2,5 km vuông trong một ngày có thể ăn lượng thức ăn ngang với 35.000 người. Loài côn trùng này không chỉ sinh sản nhanh chóng mà trong 2,5 km vuông chứa đến 150 triệu con. Chúng ăn bất cứ loại thực vật nào như hoa màu, thức ăn cho gia súc, đồng cỏ và phá hủy mùa màng chỉ trong vài giây.

Sự gia tăng đột ngột của châu chấu được cho là do biến đổi khí hậu. Nhiệt độ tăng lên khiến châu chấu có nhiều môi trường sống hơn. Những trận mưa bất twhongf và nhiệt độ tăng từ năm 2019 có thể chính là nguyên nhân của đợt tấn công này.

tm-img-alt

Lũ lụt ở Assam, Ấn Độ

Do mưa lớn tại nhiều khu vực của Assam nên tình hình lũ lụt đã không thể kiểm soát khiến hơn 30.000 người tại 5 quận huyện bị ảnh hưởng. Theo Cơ quan Quản lý Thảm họa bang Assam (ASDMA), có 128 ngôi làng thuộc 8 khu vực doanh thu của các huyện Lakhimpur, Dhemaji, Dibrugarh, Darrang và Goalpara bị ảnh hưởng. Hoa màu và nhiều vật nuôi cũng đã bị lũ lụt tàn phá.

tm-img-alt
Ấn Độ đối mặt lũ lụt tồi tệ nhất 100 năm.

Cháy rừng thảm họa tại Mỹ

Một trong những đợt cháy rừng kinh khủng nhất lịch sử nước Mỹ, bắt nguồn từ Bờ Tây vào giữa năm 2020. Đám cháy đã thiêu rụi hơn 7.000 ngôi nhà và tòa nhà, trong đó thiệt hại lớn nhất là thị trấn Paradise, nơi sinh sống của 27.000 cư dân. Tính đến ngày 13/11, đã có 50 người chết và 228 người mất tích.

tm-img-alt
Thảm họa cháy rừng được ghi lại ngày 22/10.

Lũ lụt tại Nhật Bản

Theo Đài NHK của Nhật Bản, số người chết vì lũ lụt do mưa lớn và lở đất tại đảo Kyushu đã tăng lên 20 người vào ngày 5/7. Thành phố Kumamoto là nơi chịu thiệt hại nặng nhất về người và của.

Lũ quét đã cuốn trôi nhiều căn nhà, xe cộ, thậm chí làm sập cầu đường và khiến một số khu vực bị cô lập. Nhà chức trách vẫn đang cố gắng tìm kiếm 14 người sau khi nước lũ tràn vào và nhấn chìm một trung tâm dưỡng lão ở Kumamoto.

Đây là thảm họa tự nhiên tồi tệ nhất tại Nhật Bản kể từ sau siêu bão Hagibis hồi tháng 10 năm ngoái khiến 90 người chết. 

Hơn 200.000 người tại đảo Kyushu đã được sơ tán. 

tm-img-alt
Một khúc sông ở Kumamoto nhìn từ trên cao.

Lũ lụt sông Dương Tử, Trung Quốc

Miền nam Trung Quốc đã trải qua những trận lũ lụt tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ, sau nhiều tuần mưa xối xả kéo dài đến tháng 6 và tháng 7/2020. Người dân sống dọc sông Dương Tử, con sông dài nhất ở Châu Á, đã buộc phải sơ tán khi nước sông dâng cao kỷ lục, làm vỡ đê và uy hiếp các con đập lớn như đập Tam Hiệp.

Các báo cáo mới nhất ước tính ít nhất 158 ​​người chết hoặc mất tích do hậu quả của lũ lụt. Khoảng 3,7 triệu người phải di dời và hơn 40.000 ngôi nhà bị phá hủy.

tm-img-alt
Động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ đã cướp đi sinh mạng của 69 người và gần 940 người khác bị thương.

Bão Vamco tại Philippines

Cơn bão Vamco càn quét Philippines giữa tháng 11 vừa qua đã để lại những thiệt hại nặng nề khiến tỉnh Luzon bị tuyên bố đặt trong tình trạng thiên tai.

Theo Cơ quan Quản lý và Giảm nhẹ rủi ro thảm họa thiên tai quốc gia Philippines (NDRRMC) tính đến hôm nay (22/11), cơn bão Vamco đã gây ra thiệt hai khoảng 12,9 tỉ Peso (tương đương hơn 267 triệu USD) về nông nghiệp và cơ sở hạ tầng cho quốc gia này. Hơn 88.000 ngôi nhà bị hư hại và gần 10.000 ngôi nhà bị phá hủy hoàn toàn.

Khu vực Cagayan, Bicol của đảo Luzon là nơi hứng chịu hậu quả nặng nề nhất. Không chỉ thiệt hại về vật chất, bão Vamco tấn công đảo Luzon, nhấn chìm nhiều khu vực khiến 3,8 triệu người bị ảnh hưởng và có ít nhất 73 người chết. Hiện nay, gần 140.000 người dân vẫn đang sơ tán tại các nơi trú ẩn tạm thời.

tm-img-alt
Cơn bão Vamco càn quét Philippines đã khiến ít nhất 73 người chết.

Lốc xoáy Amphan ở Ấn Độ và Bangladesh

Lốc xoáy Amphan đã gây tàn phá ở Tây Bengal và Odisha vào tháng 5, để lại những dấu vết hủy diệt. Bộ Khí tượng gọi cơn lốc xoáy này là "cơn bão xoáy cực kỳ nguy hiểm" đổ bộ vào cả 2 bang với lượng mưa lớn kỷ lục, gió giật mạnh, sấm chớp, phá hủy mọi thứ cản trở nó, để lại hình ảnh ớn lạnh xung quanh. Theo báo cáo, siêu bão đã khiến 12 người ở Bengal thiệt mạng, tấn công mạng lưới điện và điện thoại ở các bang.

tm-img-alt
Siêu bão đã khiến 12 người ở Bengal thiệt mạng.

Thế giới mất đi 187 tỉ USD trong năm 2020

Tập đoàn bảo hiểm hàng đầu của Thụy Sỹ Swiss Re ngày 15/12 công bố số liệu sơ bộ cho thấy, thiệt hại do thiên tai và những thảm họa do con người tạo ra từ đầu năm 2020 đến nay ước tính ở mức 187 tỉ USD (154 tỉ euro), tăng 25% so với năm 2019.

Theo số liệu sơ bộ, các thảm họa tự nhiên trong năm 2020 như các cơn bão bất thường hay tình trạng cháy rừng nghiêm trọng ở nhiều nước đã gây thiệt hại 175 tỉ USD. Con số này cao hơn so với mức thiệt hại 139 tỉ USD do nguyên nhân tương tự trong năm 2019, song vẫn nằm dưới mức thiệt hại trung bình của 10 năm là 202 tỉ USD.

Hoài Thu
Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường

Xem thêm

Liên kết