Phát triển bền vững kinh tế biển gắn với bảo vệ môi trường

Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải Đảo Việt Nam cho biết, Việt Nam có tài sản lớn là biển và truyền thống dựng nước, giữ nước đều từ biển. Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, đường lối, cụ thể hóa và thể chế hóa về các nội dung đó.
Nỗ lực phát triển kinh tế biển xanhKinh tế biển Việt Nam: Tiềm năng và thách thứcĐổi mới để phát triển bền vững kinh tế biển Việt NamPhát triển kinh tế biển gắn với tăng trưởng xanh

Ngày 24/3, tại buổi Tọa đàm "Kinh tế môi trường – Xu thế phát triển tất yếu cho kinh tế Việt Nam", do Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ TN&MT) và TW Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, Tạp chí Kinh tế Môi trường tổ chức, TS Tạ Đình Thi, Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải Đảo Việt Nam, Bộ TN&MT đặt mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam đạt các mục tiêu cơ bản về phát triển bền vững kinh tế, xã hội và môi trường biển, vùng ven biển và hải đảo.

Phát triển bền vững kinh tế biển gắn với bảo vệ môi trường - Ảnh 1.
Buổi toạ đàm nhận được nhiều ý kiến xây dựng phát triển kinh tế.

Phát biểu tại buổi toạ đàm, TS. Tạ Đình Thi cho biết, trong bối cảnh Việt Nam vừa tổ chức thành công Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết của Đại hội được quán triệt, theo đó tư tưởng phát triển bền vững, phát triển kinh tế trên nền tảng khoa học công nghệ bảo đảm sự hài hòa giữa các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường, quốc phòng – an ninh và đối ngoại quốc tế, thực hiện khát vọng đưa Việt Nam trở thành 1 nước hùng cường.

Đề cập nội dung về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển, TS Tạ Đình Thi cho rằng, Việt Nam có tài sản lớn là biển và truyền thống dựng nước, giữ nước đều từ biển. Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, đường lối, cụ thể hóa và thể chế hóa về các nội dung đó.

Trên cơ sở tổng kết Nghị quyết Trung ương 4 khóa X, Nghị quyết 09 về chiến lược biển Việt Nam năm 2020, Trung ương khóa XII tại kỳ họp 8 thông qua Nghị quyết 36 về Chiến lược Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

"Đây là các chủ trường chính sách lớn về biển của Việt Nam. Và cũng có thể coi là tuyên ngôn chính trị về biển, khẳng định tư tưởng đường lối của chúng ta liên quan đến sự phát triển về biển đảo", TS Tạ Đình Thi chia sẻ.

Phát triển bền vững kinh tế biển gắn với bảo vệ môi trường - Ảnh 2.
TS. Tạ Đình Thi, Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải Đảo Việt Nam, Bộ TN&MT.

TS. Tạ Đình Thi đặt mục tiêu đến năm 2030, chúng ta đạt các mục tiêu cơ bản về phát triển bền vững kinh tế, xã hội và môi trường biển, vùng ven biển và hải đảo. Tăng trưởng kinh tế biển và thu nhập bình quân đầu người của các tỉnh, thành phố ven biển ngày càng cao so với mức tăng trưởng chung của cả nước; đóng góp của các ngành kinh tế thuần biển chiếm khoảng 10% GDP cả nước; đóng góp GRDP của các tỉnh, thành phố ven biển chiếm 65 - 70% GDP cả nước. Chỉ số phát triển con người (HDI) các tỉnh, thành phố ven biển cao hơn mức trung bình của cả nước; đáp ứng được các yêu cầu thiết yếu của người dân sống trên các đảo…

Tư duy trọng điểm phát triển bền vững. Đề ra các thuật ngữ tư duy biển xanh qua bàn bạc thống nhất tư duy phát triển bền vững biển xanh. 3 trụ cột quan trọng của quốc phòng an ninh, đối ngoại hợp tác quốc tế, du lịch và dịch vụ biển là những ngành ưu tiên đầu tiên, một trong nghành kinh tế không khói, hàng hải. Ngành thủy sản ưu tiên giảm đánh bắt gần bờ, tập trung nuôi biển, đánh bắt xa bờ.

Chia sẻ ý kiến về việc phát triển kinh tế, PGS.TS Trương Mạnh Tiến, Chủ tịch TW Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, Ủy viên đoàn chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cho hay: "Việt Nam đang có rất nhiều nỗ lực để phát triển bền vững một cách hài hòa giữa kinh tế và môi trường. Lấy ví dụ đơn giản, kinh tế tuần hoàn là việc chất thải của nhà máy này lại là nguyên liệu của nhà máy khác... Kinh tế tuần hoàn là sử dụng một cách hiệu quả, dần tiến tới không phát sinh chất thải. Cơ chế chính sách đều hướng tới phát triển bền vững".

Phát triển bền vững kinh tế biển gắn với bảo vệ môi trường - Ảnh 3.
PGS.TS Trương Mạnh Tiến, Chủ tịch TW Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, Ủy viên đoàn chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

Tại buổi toà đàm, các chuyên gia cũng thảo luận về khái niệm bụi mịn. Trong khoảng thời gian tưởng chừng trong lành nhưng tỉ lệ bụi mịn rất cao, nhất là tại các đô thị lớn như TP Hà Nội, TP HCM. Vậy chúng ta cần phải có các giải pháp giảm bụi mịn như thế nào và phải chờ trong bao lâu?

PGS.TS Trương Mạnh Tiến cho biết: "Chúng ta đều sinh sống, hít thở nguồn không khí, sử dụng chung nguồn nước… Tất cả những thứ đó hiện nay ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con người".

Cũng đưa ra quan điểm về vấn đề bụi mịn, GS.TS Hoàng Xuân Cơ, Ủy viên Ban thường vụ TW Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, Trưởng Ban nghiên cứu khoa học Môi trường Việt Nam, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐH QGHN cho rằng: "WTO khuyến cáo bụi mịn gây ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe. Với kích thước rất nhỏ, bụi mịn gây ra rất nhiều loại bệnh".

Hiện nay tỉ lệ bụi mịn đang ở mức rất cao. Hơn 20 năm nghiên cứu bụi mịn vẫn chưa tìm ra được câu trả lời hoàn chỉnh. Trong đó, bụi mịn chia thành sơ cấp và bụi mịn thứ cấp. Nguồn gốc phát sinh bụi mịn từ xe máy, công trình xây dựng... "Phải mất ít nhất khoảng 3 -5 năm nữa mới có giải pháp tổng thể cho tình trạng hiện nay", GS.TS Hoàng Xuân Cơ dự báo.

Thế Anh