Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đánh giá cao nỗ lực của ngành Công Thương giai đoạn 2016-2020

Tại Đại hội Thi đua yêu nước ngành Công thương lần thứ II (2020 -2025) được tổ chức vào sáng ngày 29/9, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng thường trực Chính Phủ Trương Hòa Bình đã có bài phát biểu chỉ đạo. Trong đó, ghi nhận những thành tựu mà ngành Công Thương đã đạt được trong 5 năm qua, đồng thời chỉ ra những cơ hội và thách thức trong giai đoạn mới.
Thủ tướng chủ trì họp Thường trực Chính phủ về Covid-19EVN nỗ lực giải tỏa công suất các nguồn năng lượng tái tạoSửa đổi Luật Bảo vệ môi trường: Đâu là điểm mới trong đánh giá tác động môi trường?

Những thành tựu đáng ghi nhận

Trong bối cảnh đó, Thủ tướng đề nghị ngành Công Thương cần có sự nhận diện sâu sắc, đánh giá đầy đủ về tình hình, cần có chiến lược và sách lược phù hợp quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội mà Đảng, Quốc hội đã đề ra, trước mắt là “mục tiêu kép” - đẩy lùi dịch bệnh và không để đứt gãy các hoạt động kinh tế - xã hội, phấn đấu thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch ở mức cao nhất. Trong thời gian tới, phong trào thi đua yêu nước của ngành Công Thương.

pho thu tuong truong hoa binh danh gia cao no luc cua nganh cong thuong giai doan 2016 2020
Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình phát biểu chỉ đạo tại Đại hội.

Theo Phó Thủ tướng thường trực Chính Phủ Trương Hòa Bình, 5 năm qua, ngành Công Thương đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, đi đầu trong hội nhập kinh tế quốc tế, nhiều hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương đã được ký kết, trong đó đặc biệt là việc ký kết thành công các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.

Cụ thể như, Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) đã mở ra những thuận lợi hóa trong thương mại giữa hai bên, cùng với đó là hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTP) chính thức có hiệu lực vào ngày 14/01/2019 là cơ hội để Việt Nam tiếp tục hoàn thiện thể chế pháp luật về kinh tế, trong đó có thể chể kinh tế thị trường XHCN, thúc đẩy tiến trình đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế.

Đồng thời, ngành Công Thương có đóng góp quan trọng cho sự tăng trưởng công nghiệp, triển khai có hiệu quả các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và biện pháp điều hành của Chính phủ trong lĩnh vực ngoại thương, tập trung thúc đẩy thị trường trong nước, cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và đặc biệt là thể chế kinh tế thị trường đã được tập trung hoàn thiện, phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm đảm bảo môi trường kinh doanh thông thoáng minh bạch, bảo đảm sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế…

Phó Thủ tướng cho rằng, những thành tựu ngành Công Thương đạt được trong 5 năm qua cùng với sự chỉ đạo sáng suốt của Đảng, Chính phủ, tinh thần lao động hăng say của hàng vạn CBCNV còn là kết quả của các phong trào thi đua yêu nước được phát động thường xuyên, liên tục trong toàn ngành Công Thương.

pho thu tuong truong hoa binh danh gia cao no luc cua nganh cong thuong giai doan 2016 2020
Toàn cảnh Đại hội Thi đua yêu nước ngành Công Thương lần thứ II (2020 -2025).

Nhân dịp này, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, tôi nhiệt liệt chúc mừng và biểu dương những kết quả đã đạt được trong phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng trong 5 năm qua của ngành Công Thương; chúc mừng các đại biểu điển hình tiên tiến về dự Đại hội thi đua yêu nước hôm nay, những bông hoa tươi thắm trong phong trào thi đua của ngành Công Thương.”, Phó Thủ tướng nói.

Nhận diện cơ hội và thách thức đối với ngành Công Thương

Phát biểu tại Đại hội, Phó Thủ tướng cho biết, tình hình thế giới và khu vực đang diễn biến nhanh, phức tạp; thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen. Các nước lớn tăng cường điều chỉnh chiến lược cạnh tranh gay gắt. Chủ nghĩa bảo hộ đang quay trở lại một cách khá rõ nét. Những tác động, ảnh hưởng từ bên ngoài ngày càng tăng khi nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, độ mở của nền kinh tế cao, sức chống chịu vẫn còn hạn chế. Đặc biệt, đại dịch COVID-19 bùng phát, lan rộng ảnh hưởng rất lớn đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân và khả năng hoàn thành mục tiêu kế cần tập trung vào thực hiện nhiệm vụ to lớn mà Đảng và Nhà nước đã giao.

pho thu tuong truong hoa binh danh gia cao no luc cua nganh cong thuong giai doan 2016 2020
Các đại biểu tham dự Đại hội.

Theo đó, Phó Thủ tướng đề ra 5 nhiệm vụ chính yếu, cụ thể gồm:

Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống thể chế xử lý, ứng phó với các vấn đề về chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch và tác động đến các vấn đề về cạnh tranh, phòng vệ thương mại hoàn thiện thể chế để thúc đẩy phát triển cụm liên kết ngành công nghiệp chuyên môn hóa, phát huy hiệu quả cao hơn các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất;…

Thứ hai, tiếp tục tập trung tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ, hiện đại, hội nhập và phát triển bền vững….

Thứ ba, tập trung thực hiện đồng bộ và triển khai hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã có hiệu lực, các cam kết trong WTO và Cộng đồng Kinh tế ASEAN, đặc biệt là năng lực thực thi và hiện thực hóa các FTA để mở rộng thị trường xuất khẩu, kiểm soát có hiệu quả nhập khẩu.

Thứ tư, tập trung phát triển thương mại nội địa để khai thác có hiệu quả khu vực thị trường gần 100 triệu dân với sự gia tăng cao của tầng lớp trung lưu, trong đó, cần đẩy mạnh hiện đại hóa hệ thống hạ tầng thương mại và phát triển thương mại điện tử để khai thác có hiệu quả hơn sự phát triển mạnh mẽ của xu hướng số hóa nền kinh tế từ thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Thứ năm, về phong trào thi đua yêu nước, các cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị cần tăng cường chỉ đạo, tổ chức phong trào thi đua, bảo đảm thiết thực, hướng công tác thi đua vào nhiệm vụ trọng tâm, đột phá, lấy kết quả công tác thi đua là một tiêu chí để đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Vương Liễu
Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường

Xem thêm

Liên kết