Sông Tô Lịch ra sao sau 3 tuần thí điểm công nghệ Nhật Bản?

Sau 3 tuần thử nghiệm, đoạn sông Tô Lịch rộng 70 m2 được chọn để trình diễn phân hủy bùn hữu cơ thành khí CO2 và nước, bằng công nghệ Nano-Bioreactor đã có chuyển biến rõ rệt.
Thử nghiệm làm sạch sông Tô Lịch cho thấy kết quả khả quan"Hồi sinh" sông Tô Lịch: Còn nhiều gian nanTriển khai dự án xử lý ô nhiễm sông Tô Lịch và hồ Tây

Ngày 7/7, các chuyên gia Nhật Bản công bố kết quả thí điểm công nghệ Nano-Bioreactor để xử lý phân hủy bùn hữu cơ sông Tô Lịch thành khí CO2 và nước.

Khu vực thí điểm là bãi bùn nổi trên sông Tô Lịch (đoạn gần đường Hoàng Quốc Việt) rộng khoảng 70 m2, được quây kín tôn từ ngày 17/6. Bên trong rào quây, các chuyên gia đặt 4 tấm vật liệu Bioreactor, nước thải cạnh máy Nano liên tục bơm vào tạo dòng chảy lưu thông.

Sông Tô Lịch từng là một nhánh nhỏ của sông Hồng, thông thủy với Hồ Tây. Năm 1889 người Pháp lấp một phần sông Tô Lịch để quy hoạch lại phố phường.

Sông Tô Lịch ngày nay dài khoảng 14 km, bắt đầu từ phường Nghĩa Đô (Cầu Giấy) chảy về phía Nam thành phố và ra sông Nhuệ đoạn xã Hữu Hòa (Thanh Trì). Toàn tuyến sông có hơn 280 cống xả nước thải.

Theo tiến sĩ Tadashi Yamamura, chuyên gia về môi trường của Nhật Bản cho biết, độ dày lớp bùn trong khu vực trình diễn đã giảm, chỗ cao nhất lên đến 48 cm, hàm lượng oxy hòa tan trong nước (DO) tăng mạnh và đạt 6.67 mg/l. Kết quả cuối cùng sẽ được các đơn vị kiểm nghiệm độc lập tiến hành khách quan và công bố công khai.

Được biết, công nghệ Nano-Bioreator gồm hai yếu tố là máy sục khí Nano tạo ra oxy trực tiếp kích hoạt vi sinh vật; các tấm vật liệu Bioreactor là chất xúc tác, cung cấp giá thể, tạo môi trường sống cho vi sinh vật. Hai yếu tố kết hợp thúc đẩy quá trình tự làm sạch nước, phân hủy bùn.

song to lich ra sao sau 3 tuan thi diem cong nghe nhat ban
Chuyên gia Nhật Bản đo hàm lượng oxy khu vực thí điểm. Ảnh: Tất Định - VNE

Cũng theo tiến sĩ Tadashi Yamamura, công nghệ Nano-Bioreactor vừa có khả năng xử lý làm sạch chất lượng nước, vừa có tác dụng phân giải chất gây ô nhiễm, bùn ở tầng đáy, không cần nạo vét cơ học. Công nghệ này đã được áp dụng thành công tại sông Onga (Nhật Bản) và một số sông ở Trung Quốc, Ấn Độ từ năm 1994.

Trước đó, sáng 16/5, UBND TP Hà Nội khởi động dự án thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano-Bioreactor. Trong gần một giờ, hàng chục chuyên gia và công nhân đã lắp đặt hai hộp thiết bị xuống đáy sông, đoạn từ ngã tư Bưởi - Hoàng Quốc Việt xuôi về phía Cầu Giấy. Dự kiến kết quả dự án được công bố vào cuối tháng 7.

Bên cạnh đó, từ ngày 2/6, Công ty Thoát nước Hà Nội cũng quây kín diện tích 500 m2 trên sông Tô Lịch đoạn gần cầu Khương Đình (Thanh Xuân) để thí điểm làm sạch bằng chế phẩm Redoxy-3C. Bước đầu khu vực thử nghiệm đã cho kết quả khả quan, lượng oxy tăng lên đáng kể, mùi hôi thối của sông cũng giảm đi.

Trần Giang (T/h)
Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường