Tàn phá thiên nhiên chính là huỷ hoại môi trường sống của con người

Thiên nhiên đang bị tàn phá và hành tinh của chúng ta đang chứng kiến sự tuyệt chủng chưa từng có của nhiều loài động, thực vật. Với đà hủy diệt như hiện nay, hệ thống sinh thái sẽ khiến con người phải trả giá đắt và nguy cơ tồn vong của nhân loại cuối cùng sẽ trở nên vô định.
Giờ Trái đất 2020: Cả nước cùng 'tắt đèn' tiết kiệm được hơn 812 triệu đồngHạn chế đi lại, tình trạng ô nhiễm không khí ở châu Âu giảm đáng kểBình Định: Huyện Vân Canh trăn trở giải bài toán khó trong bảo vệ môi trường

Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc (UN), sự suy giảm diện tích rừng, nước biển dâng, đất xói mòn, ô nhiễm không khí và nước cùng sự duyệt tiệt của nhiều loài vật đang khiến thế giới dần chìm vào khủng hoảng.

Năm 2019 được ghi nhận là năm có nhiệt độ nóng thứ 3 trong lịch sử. Cụ thể, ngày 3/12/2019, Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) của Liên Hợp Quốc cho biết nhiệt độ trung bình toàn cầu được ghi nhận đạt mức cao kỷ lục trong giai đoạn 2010-2019. Chính điều đó đã dẫn đến hiện tượng băng hai cực tan nhanh hơn so với dự kiến.

Năm 2019 được coi là năm nắng nóng kỉ lục của nhiều nước châu Âu. (Ảnh: AP)

Tại châu Âu, hàng nghìn hecta rừng bị thiêu rụi khi cháy rừng bùng phát. Riêng tại vùng Catalonia, Tây Ban Nha, vụ cháy rừng khủng khiếp nhất trong 20 năm qua hồi tháng 7 tàn phá diện tích lên tới hàng chục hecta rừng.

Đặc biệt, không thể không kể đến vụ cháy hàng ngàn hecta rừng Amazon vào đầu tháng 9 năm ngoái. Hằng năm, Amazon đều có những vụ cháy rừng nhỏ lẻ xuất hiện nhưng năm 2019, cháy rừng đã bùng phát với diện tích lớn khó kiểm soát.

Gia súc trốn ánh mặt trời dưới một gốc cây ở Mato Grosso. Việc chăn thả gia súc "đóng góp" khoảng 70% vào nạn phá rừng ở Amazon.

Chưa dừng lại ở đó, cháy rừng còn xảy ra và kéo dài nhiều tuần tại Úc. Vụ cháy đã phá huỷ hàng nghìn ngôi nhà, hàng triệu hecta rừng và nhiều loài động vật đã bị chết cháy. Đặc biệt, vụ cháy rừng đã khiến nhiều người phải thiệt mạng, trong đó có cả lính cứu hỏa.

Cháy rừng nghiêm trọng tại Australia xảy ra vào cuối năm 2019.

Dải băng ở Tây Nam Cực vốn khá ổn định vào năm 1992, nhưng hiện nay khoảng 1/4 diện tích của dải băng này đang biến mất. Nếu dải băng này tan hoàn toàn, mực nước biển toàn cầu sẽ tăng khoảng 5 mét và nhấn chìm các thành phố ven biển trên khắp thế giới.

Báo cáo của Liên Hợp Quốc với sự tham gia của hơn 500 nhà khoa học đến từ hơn 50 nước cho thấy, hàng chục nghìn loài vật đang đối mặt nguy cơ tuyệt chủng, trong khi các quốc gia đang khai thác tài nguyên vượt quá khả năng tái sinh. Trái đất đang dần mất đi khả năng cung cấp lương thực, nguồn nước cho loài người khi dân số ngày một đông và tàn phá tài nguyên ngày một nhiều.

Cháy rừng nghiêm trọng tại Australia xảy ra vào cuối năm 2019.

Ước tính sơ bộ năm 2019 cho thấy, khí thải toàn cầu bắt nguồn từ nạn phá rừng, hỏa hoạn và các thay đổi khác trong sử dụng đất đai. Lượng khí đã đạt tới mức 6 tỉ tấn CO2, cao hơn mức 0,8 tỉ tấn của năm 2018.

Và hiển nhiên việc tăng lượng khí thải CO2 đã đẩy mạnh việc nóng lên toàn cầu. Năm 2019 là một năm báo động chứng kiến ​​một chuỗi các cơn bão dữ dội, hạn hán, cháy rừng và lũ lụt, dữ dội hơn do biến đổi khí hậu.

Các loài thực vật và động vật trên thế giới sống trong rừng đang bị mất môi trường sống do nạn phá rừng và cháy rừng. Mất môi trường sống có thể dẫn đến sự tuyệt chủng loài.

Các hiện tượng biến đổi khí hậu, lũ lụt, lũ quét, sạt lở đất… là hậu quả của việc chặt phá rừng tràn lan. (Ảnh minh họa)

Có rất nhiều loại động vật khác nhau có thể được tìm thấy trong rừng nhiệt đới, và hầu hết chúng không thể sống ở bất cứ nơi nào khác vì chúng phụ thuộc vào môi trường của rừng mưa cho những nhu cầu cơ bản nhất của chúng.

Theo dự báo của các chuyên gia môi trường, trong 25 năm tới, 28.000 các loài sẽ bị tuyệt chủng do nạn phá rừng.

Hàng trăm cây thông lớn nhỏ ở tỉnh Lâm Đồng nước ta đã bị kẻ xấu khoan lỗ ở gốc rồi đổ thuốc đầu độc, chặt phá. (Ảnh: nongnghiep.vn)

Những năm qua, Việt Nam nằm trong danh sách các quốc gia hàng đầu thế giới chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, thiên tai, bão lũ… Đó chính là hậu quả từ việc tàn phá môi trường, cảnh quan thiên nhiên một cách không thương tiếc.

Hạn hán, xâm nhập mặn đe dọa sinh kế người dân miền Tây. (Ảnh minh họa)

Đặc biệt, từ đầu năm 2020 đến nay, các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa đá, hạn hán, xâm nhập mặn... đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân Việt Nam.

Môi trường, cảnh quan thiên nhiên bị tàn phá để rồi không ai khác, chính con người phải gánh chịu hậu quả. Do đó, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường là nhiệm vụ của mỗi người, bởi ai cũng có một phần trách nhiệm xây dựng, gìn giữ cuộc sống cho mình và cộng đồng.

Nguyễn Luận
Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường

Xem thêm

Liên kết