Thủ tướng phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Lập Thạch – Vĩnh Phúc: Ngang nhiên khai thác khoáng sản trái phépCần tiếp tục sửa đổi Luật Khoáng sản 2010Hà Nội siết chặt việc khai thác khoáng sản, cát sỏi lòng sông
thu tuong phe duyet nhiem vu lap quy hoach tham do khai thac khoang san lam vat lieu xay dung
Mục tiêu tổng quát quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phải bảo đảm sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản.

Mục tiêu tổng quát quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phải bảo đảm sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản, đáp ứng tối đa nhu cầu nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng của nền kinh tế cho các giai đoạn đến năm 2030, đến năm 2040 và đến năm 2050.

Tổng hợp số liệu về tiềm năng tài nguyên, trữ lượng, chất lượng khoáng sản; hiện trạng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng trên toàn quốc trong những năm qua và định hướng phát triển trong những năm tới; ứng dụng khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính; tăng cường công tác quản lý nhà nước về khoáng sản, cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và làm căn cứ cho các nhà đầu tư trong việc xây dựng kế hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng trong kỳ quy hoạch.

Mục tiêu cụ thể của Quy hoạch đối với từng nhóm khoáng sản bao gồm từ thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng được đề xuất cho các giai đoạn cụ thể trong kỳ quy hoạch: 2021 - 2025, 2026 - 2030, 2030 - 2050. Mỗi giai đoạn sẽ khoanh định các mỏ để đưa vào thăm dò, khai thác; ưu tiên phát triển mỏ đối với các vùng nguyên liệu tập trung, các mỏ nguyên liệu gắn với nhu cầu sản xuất trong nước hoặc các loại khoáng sản chất lượng thấp nhưng đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về xuất khẩu và có thể mang lại giá trị kinh tế cao.

Nội dung lập quy hoạch cần thu thập, tổng hợp, xử lý thông tin, dữ liệu phục vụ lập quy hoạch; phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, điều tra, khảo sát, thăm dò, hiện trạng khai thác, sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng.

Đồng thời, đánh giá tác động của việc thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng đến phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, môi trường, đa dạng sinh học, cảnh quan và dịch vụ hệ sinh thái; phân tích, đánh giá chủ trương, định hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và các quy hoạch có liên quan đến khai thác, sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng.

Dự báo tiến bộ khoa học, công nghệ và phát triển kinh tế - xã hội tác động tới việc bảo vệ, thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng trong thời kỳ quy hoạch.

Đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch gồm: quan điểm, mục tiêu về bảo vệ môi trường được lựa chọn; đánh giá sự phù hợp của quy hoạch với quan điểm, mục tiêu về bảo vệ môi trường; đánh giá, so sánh các phương án phát triển đề xuất; những vấn đề môi trường chính; dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính trong trường hợp không thực hiện quy hoạch; nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy và các vấn đề còn chưa chắc chắn của các dự báo; thực hiện tham vấn về các nội dung đánh giá môi trường chiến lược; giải pháp duy trì xu hướng tích cực, phòng ngừa, giảm thiểu xu hướng tiêu cực của các vấn đề môi trường chính trong quá trình thực hiện quy hoạch; xây dựng chương trình quản lý, giám sát môi trường của quy hoạch.

Theo Phương Minh/TN&MT

Xem thêm

Liên kết