Tiền Giang: Hàng ngàn ha vườn sầu riêng điêu đứng vì hạn mặn

Hạn mặn kéo dài khiến hàng nghìn ha vườn cây sầu riêng tại Tiền Giang có nguy cơ chết dần.
Nông dân Đồng bằng sông Cửu Long chủ động chuyển đổi sản xuất ứng phó với hạn mặnNgười dân vùng hạn, mặn tiếp tục nhận hàng trăm nghìn lít nước ngọtNgành Khí tượng Thuỷ văn cập nhật sớm và kịp thời thông tin hạn mặn mùa khô 2020
Tỉnh Tiền Giang đã chi nhân sác mua nước ngọt về "giải cứu" sầu riêng.

Do tình trạng thiếu nước ngọt trầm trọng, tỉnh Tiền Giang đã quyết định chi ngân sách mua nước ngọt từ địa phương khác về để cứu 12.000 ha sầu riêng.

Theo đó, toàn bộ diện tích sầu riêng trên địa bản tỉnh của người dân (chủ yếu nằm ở huyện Châu Thành và huyện Cai Lậy) sẽ được UBND tỉnh cấp nước ngọt miễn phí. Người dân chỉ cần ra điểm cung cấp nước ngọt để mang nước về nhà tưới cây.

Thế nhưng, dù thực hiện nhiều biện pháp chống hạn, nhưng do hạn mặn đến sớm kéo dài đã gây thiệt hại nặng nề cho vườn cây đặc sản này.

Hàng ngàn ha vườn cây sầu riêng ở các huyện Cai Lậy, Thị xã Cai Lậy, Châu Thành- tỉnh Tiền Giang đã bị cháy lá, rụng lá… có nguy cơ chết và giảm năng suất trong những mùa vụ tới.

Nghiêm trọng nhất là tại các xã Tam Bình, Ngũ Hiệp, Long Trung, Long Tiên của huyện Cai Lậy, có từ 30 - 40% cây sầu riêng bị chết, nhất là đối với các cây có tuổi thọ cao.

Đa số các vườn sầu riêng bị chết do nằm sâu, xa hệ thống giao thông, kênh rạch không tiếp cận được nguồn nước ngọt cấp bổ. Một số nhà vườn còn tưới nước nhiễm mặn vào gốc làm cây héo úa.

Nhưng do hạn mặn đến sớm kéo dài đã gây thiệt hại nặng nề cho vườn cây đặc sản này. Ảnh: Internet.

Chia sẻ với báo Đầu tư, anh Đức, ngụ ấp Hội Tý, xã Hội Xuân, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang cho biết mùa này xem như mất trắng.

Mảnh vườn 6 công đất (khoảng 6.000 m2) với 160 cây sầu riêng, năng suất 6 tấn/năm từng đem về thu nhập hơn 300 triệu đồng (chưa trừ chi phí)/năm cho gia đình anh giờ đang khô cằn vì hạn mặn.

Hệ thống mương dữ trữ nước trong vườn đều cạn. Nhà đối diện sông Ba Rài, nhiều lần anh Đức tính thuê xà lan nước ngọt vào tưới cho cây, nhưng cũng sớm bỏ ý định."Cây bị hạn lúc chưa ra bông, ra trái thì tưới bao nhiêu cho đủ", anh Đức nói.

Những ngày nay độ mặn tại tỉnh Tiền Giang vẫn duy trì mức cao nên hầu như người dân các huyện: Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo, TP. Mỹ Tho, thị xã Cai Lậy… không thể lấy nước từ sông để tưới cho cây ăn trái, cũng như sinh hoạt được.

Ông Nguyễn Thiện Pháp, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Tiền Giang cho biết, UBND các huyện thuộc tỉnh Tiền Giang chi hàng chục tỉ đồng để thuê vận chuyển nguồn nước ngọt từ các sà lan lớn, về những điểm tiếp nhận nước ở nông thôn, bố trí nhiều vòi nước công cộng hỗ trợ dân vùng mặn.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh Tiền Giang xuất kinh phí khoảng 37 tỉ đồng thuê sà lan chở nước ngọt từ khu vực tỉnh Đồng Tháp về cứu cho vườn cây ăn trái của tỉnh; trong đó, cứu khẩn cấp 13.000 ha sầu riêng bị thiếu nước, có nguy cơ thiệt hại cao, với tổng khối lượng nước ngọt gần 50.000 m3, của hơn 6.744 hộ dân trồng sầu riêng.

Đối với nước sinh hoạt, ông Nguyễn Thiện Pháp cho biết, tỉnh Tiền Giang bố trí khoảng 67 vòi nước công cộng và mở 48 điểm lấy nước ở các huyện Gò Công Đông, Gò Công Tây và Tân Phú Đông nhằm cấp miễn phí cho bà con vùng ven biển này đang gặp khó khăn về nguồn nước sinh hoạt…

Theo MTĐT