Vai trò của Báo chí trong việc giữ gìn môi trường - Chiến lược phát triển đất nước trong thời kỳ mới

Truyền thông, báo chí giữ vai trò quan trọng, là mắt xích không thể thiếu trong công tác tuyên truyền các chính sách về bảo vệ môi trường, xây dựng văn hóa bảo vệ môi trường, nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi công dân.
Báo chí Liên Hiệp hội Việt Nam và sứ mệnh cao cả trong thời đại mớiTạp chí Kinh tế Môi trường giành Giải Đặc biệt báo chí tuyên truyền về Tiết kiệm năng lượng 2022TSKH Phan Xuân Dũng: Báo chí của VUSTA phải trở thành thương hiệu mạnhQuy định mới về cấp giấy phép hoạt động báo chí

Tầm quan trọng của truyền thông

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, “Báo chí cách mạng là một mặt trận chiến đấu của cách mạng; cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng; cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ”.

Trong nhiều năm qua, bảo vệ môi trường được xác định là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, cần sự nỗ lực và chung tay của cả cộng đồng xã hội, cả nhân loại trên toàn cầu. Trong đó, báo chí là phương tiện truyền thông chủ lực.

Trong rất nhiều nhiệm vụ và thách thức đặt ra, truyền thông về bảo vệ môi trường vẫn giữ một vai trò quan trọng, là mắt xích không thể thiếu để việc bảo vệ, gìn giữ môi trường trở nên hiệu quả nhờ sự thống nhất ý chí và hành động trên phạm vi rộng rãi nhất.

Có thể nói, các cơ quan báo chí, truyền thông là vũ khí sắc bén đấu tranh phê phán những hiện tượng tiêu cực, những biểu hiện văn hóa, đạo đức lệch chuẩn; những quan điểm, tư tưởng sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ Đảng, Nhà nước và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhân dân. Qua đó, góp phần quan trọng xây dựng, chỉnh đốn Đảng; xây dựng và nâng cao đạo đức trong Đảng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.

Vai trò của Báo chí trong việc giữ gìn môi trường - Chiến lược phát triển đất nước trong thời kỳ mới - Ảnh 1
Báo chí nỗ lực thực hiện truyền tải những chính sách, thông điệp tốt đẹp, đóng góp vào công tác bảo vệ môi trường và sự phát triển bền vững của đất nước. (Ảnh: Báo Bình Thuận)

Trong công tác bảo vệ môi trường, truyền thông là một trong những phương tiện hữu hiệu không những vạch trần các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường mà còn nêu bật những gương người tốt, việc tốt đã đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ môi trường chung, qua đó dần hình thành những nhóm người có cùng ý tưởng chung tay bảo vệ môi trường.

Nhận thức rõ được tầm quan trọng của báo chí, truyền thông với công tác bảo vệ môi trường, Nghị quyết số 41/NQ-TW về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã xác định việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường là giải pháp hàng đầu.

Trong đó, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật và các thông tin về môi trường cho cộng đồng; đồng thời lên án nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường… tăng cường giáo dục đạo đức môi trường cho mọi tầng lớp nhân dân.

Không dừng lại ở đó, truyền thông về bảo vệ môi trường lại một lần nữa được khẳng định trong Nghị quyết số 24-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường vừa mới được ban hành gần đây.

Trước đó, tại Diễn đàn Nhà báo với môi trường và biển đảo lần thứ III – 2019, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành đã nhấn mạnh: “Thay mặt Bộ Bộ Tài nguyên và Môi trường, tôi đánh giá cao vị trí, vai trò quan trọng và chân thành cảm ơn các cơ quan thông tấn, báo chí đã góp phần không nhỏ trong quá trình lớn mạnh của ngành tài nguyên và môi trường”.

Bởi trong xu thế tin tức hiện nay, chủ đề tài nguyên môi trường luôn là trọng tâm, được cộng đồng đặc biệt quan tâm, được các cơ quan báo chí từ Trung ương đến địa phương thường xuyên đăng, phát với dung lượng, thời lượng nhiều hơn, nội dung chuyên sâu hơn. Đồng thời các cơ quan báo chí cũng đã thành lập, vận hành các chương trình, chuyên mục, chuyên trang, chuyên đề về tài nguyên và môi trường.

Vũ khí sắc bén trong truyền tải thông điệp môi trường

Những năm qua, vấn nạn ô nhiễm môi trường, khí thải độc hại vượt ngưỡng báo động, khai thác đến mức cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên ngày càng trở nên nhức nhối. Cùng với những tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai khắc nghiệt đã hiện hữu trong đời sống con người, để lại những hậu quả lâu dài, đã và đang đặt ra nhiều thách thức, nguy cơ mới cho nhân loại.

Hơn lúc nào hết, nhiệm vụ bảo vệ môi trường và phát triển bền vững phải được đặt lên hàng đầu, trở thành nhiệm vụ trọng tâm khi tiến hành bổ sung, sửa đổi các chính sách pháp luật, công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, giáo dục nâng cao nhận thức, khuyến khích sự thay đổi bằng hành động cụ thể, hướng đến các giải pháp tổng thể, trong đó ưu tiên cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh gắn chặt với bảo vệ môi trường.

Vai trò của Báo chí trong việc giữ gìn môi trường - Chiến lược phát triển đất nước trong thời kỳ mới - Ảnh 2
Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, cần sự chung tay và nhiệt tâm của cả cộng đồng xã hội. (Ảnh: Internet)

Thể hiện vai trò của mình, báo chí đã nỗ lực thực hiện truyền tải những chính sách, thông điệp tốt đẹp để đóng góp vào công tác bảo vệ môi trường và sự phát triển bền vững của đất nước trong những năm qua.

Theo đó, hàng trăm sự kiện với hàng nghìn tin, bài được các cơ quan thông tấn đăng tải xung quanh các sự kiện vì môi trường như: Chiến dịch Giờ Trái đất: Tiết kiệm điện trong 60 phút tắt đèn, Ngày Môi trường thế giới, Ngày Đại dương thế giới... hay tuyên truyền về tác hại của rác thải nhựa, ô nhiễm từ chất bảo vệ thực vật… Những phong trào, hoạt động trên đã từng bước làm thay đổi nhận thức của mỗi người dân, mỗi tổ chức trong công tác bảo vệ môi trường nói chung và nêu cao trách nhiệm của mình nói riêng.

Ngoài ra, các sự kiện môi trường, các vụ việc gây ô nhiễm của các công ty xả thải trái phép hay câu chuyện xung quanh khu tập kết rác thải luôn là điểm nóng. Môi trường trở thành mảng đề tài được nhiều nhà báo, phóng viên quan tâm, khai thác.

Tại Diễn đàn Nhà báo - Nhà quản lý - Doanh nghiệp với tài nguyên môi trường, theo Phó Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền, Ban tuyên giáo Trung ương Nguyễn Thị Thu Hoài, “Báo chí, truyền thông không chỉ phản ánh thực trạng và tác hại của ô nhiễm môi trường biển mà cần phân tích thấu đáo nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường biển, cạn kiệt nguồn tài nguyên biển.

Từ đó, truyền tải thông điệp về ý thức trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp và mỗi người dân cần tự giác, chủ động, hành động khắc phục tình trạng đó”.

Cũng theo bà Nguyễn Thị Thu Hoài, vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cần được tuyên truyền sâu sắc, toàn diện hơn nữa.

Những minh chứng đó đã khẳng định, báo chí là phương tiện tuyên truyền, phổ biến thông tin, kiến thức, cơ chế chính sách pháp luật về tài nguyên và môi trường đến với từng người dân, các tổ chức, góp phần nâng cao nhận thức cho cộng đồng xã hội.

Đồng thời, báo chí góp phần tuyên truyền, cổ vũ các gương điển hình tiên tiến, nhân tố mới có nhiều đóng góp trong công tác bảo vệ môi trường.

Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, cần sự chung tay và nhiệt tâm của cả cộng đồng xã hội, nhân loại trên toàn cầu, là trụ cột quan trọng của phát triển bền vững.

Do vậy, trong công tác bảo vệ môi trường, cơ quan truyền thông, báo chí giữ vai trò quan trọng, là mắt xích không thể thiếu trong công tác tuyên truyền các chính sách về bảo vệ môi trường, xây dựng văn hóa bảo vệ môi trường, nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi công dân.

Lan Anh

Xem thêm

Liên kết