Xe cũ nát như thế nào sẽ phải thu hồi?

Mới đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã đề nghị Hà Nội, TP.HCM thu hồi xe cũ nát. Vậy, xe cũ nát được hiểu như thế nào?
Huế: Hàng trăm nghìn lốp xe cũ nuôi hàu 'bức tử' đầm Lập AnBình Định: Dùng xe cứu hỏa cấp nước sạch cho người dân vùng khô hạn

Không đánh đổi môi trường không khí vì mưu sinh

Bộ TN&MT vừa có văn bản gửi các tỉnh, thành phố đề nghị tăng cường kiểm soát ô nhiễm không khí và xử lý triệt để điểm nóng về ô nhiễm bụi, khí thải nhất là ở các đô thị lớn Hà Nội, TP.HCM...

Đáng chú ý, trong các giải pháp, Bộ TN&MT đề nghị các thành phố lớn nhất cần thu hồi, loại bỏ phương tiện cơ giới cũ nát, lạc hậu, không đảm bảo tiêu chuẩn lưu hành gây ô nhiễm môi trường.

tm-img-alt
Xe máy cũ nát là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí. (Ảnh: Internet)

Trên thực tế, việc thu hồi phương tiện cũ nát, gây ô nhiễm môi trường không phải bây giờ mới được nêu lên. Trong những năm qua, hầu như năm nào câu chuyện kiểm soát khí thải đối với phương tiện giao thông cũng được nói đến. Thế nhưng, “cuộc chiến” làm sạch không khí từ kiểm soát khí thải phương tiện giao thông mới chỉ thật sự được triển khai đối với ô tô. Nhưng đó mới chỉ là chế tài để kiểm soát khí thải phương tiện giao thông trong phân khúc tương đối hẹp.

Còn riêng đối với xe máy, gần như chưa có một chế tài thật sự nào để kiểm soát khí thải đối với loại phương tiện này dù thực tế cho thấy, đây là phương tiện giao thông chiếm đại đa số hiện nay ở Việt Nam. Vì vậy, ngay khi Bộ TN&MT đưa ra đề nghị hai đô thị lớn là Hà Nội và TP.HCM thu hồi, loại bỏ xe cũ nát đã nhận được nhiều ý kiến tán thành.

Bên cạnh đó, cũng có nhiều ý kiến cho rằng, điều đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến một bộ phận dân cư khi chiếc xe máy là sinh kế của họ.

Dù vậy, những báo động liên tục về ô nhiễm không khí đặc biệt ở hai thành phố lớn trong đó có nguyên nhân không nhỏ từ xe cũ nát cho thấy chúng ta không thể chần chừ thêm.

Chia sẻ với báo Pháp luật Việt Nan, ông Hoàng Dương Tùng - Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam cho biết, trong các nguồn gây ô nhiễm không khí ở các đô thị, nguồn từ hoạt động giao thông rất lớn, đặc biệt là ô nhiễm từ khí thải xe máy cũ nát.

Tuy nhiên, vấn đề đo kiểm khí thải xe máy suốt nhiều năm không được thực hiện, cũng không có chính sách thúc đẩy để thực hiện đo kiểm khí thải xe máy. Ông Tùng cũng cho rằng, dù xe máy là phương tiện mưu sinh của người dân, nhưng đã đến lúc không thể đánh đổi môi trường không khí vì yếu tố mưu sinh.

Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng giải pháp cần thiết là tìm cách tháo gỡ dư luận, là có cách “đổi cũ lấy mới” để không ảnh hưởng đến dân sinh, chứ không phải là “thôi”, là “kệ”, là “ngừng”, là “bỏ”, là để tồn tại hàng triệu “ống khói di động” thản nhiên đầu độc cuộc sống người dân mỗi ngày mỗi giờ. Bởi suy cho cùng, chiếc xe cũ nát, chiếc bếp than tổ ong, hay sinh kế của một bộ phận không thể là cái giá để đánh đổi sức khoẻ của tất cả người dân nói chung.

Thế nào là xe cũ nát?

Theo PGS.TS Phạm Thị Anh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu môi trường và giao thông, Trường Đại học GTVT TP.HCM, nhóm nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu môi trường và giao thông của nhà trường đã có nghiên cứu, đánh giá tác động tiêu cực của việc sử dụng xe máy cũ tại TP.HCM.

Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết những người tham gia khảo sát ý thức được việc sử dụng xe máy hư, cũ sẽ gây hậu quả xấu đối với môi trường. Hầu hết những người tham gia khảo sát đồng ý rằng nên căn cứ vào thời gian sử dụng và số kilomet đoạn đường đi được để xác định xe máy cũ, xe máy được sử dụng trên 10 hoặc 15 năm hay đã chạy được trên 100.000 km được xem là xe máy cũ.

tm-img-alt
Xe máy được sử dụng trên 10 hoặc 15 năm hay đã chạy được trên 100.000 km được xem là xe máy cũ. (Ảnh: Internet)

Còn chia sẻ với báo Pháp luật TP.HCM, luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.HCM cho biết, xe cũ nát hay xe hết đát là những cụm từ người dân thường sử dụng khi nhắc đến phương tiện giao thông hết niên hạn sử dụng.

Đối với xe ô tô, khoản 1 Điều 3 Nghị định 95/2009 thì niên hạn sử dụng của xe ô tô là thời gian cho phép sử dụng của xe ô tô.

Tại Điều 4 Nghị định này quy định về niên hạn sử dụng của xe ô tô như sau:

- Không quá 25 năm đối với xe ô tô chở hàng.

- Không quá 20 năm đối với xe ô tô chở người.

- Không quá 17 năm đối với xe ô tô chuyển đổi công năng từ các loại xe khác thành xe ô tô chở người trước ngày 1/1/2002.

Đối với ô tô cải tạo, ô tô chuyển đổi công năng sử dụng thì có niên hạn tính từ năm sản xuất ô tô trước khi chuyển đổi (theo Điều 6 Thông tư 12/2010 của Bộ GTVT hướng dẫn chi tiết Nghị định 95/2009). Cụ thể như sau:

- Ô tô chở người quá niên hạn sử dụng được chuyển đổi thành ô tô chở hàng và phải áp dụng niên hạn sử dụng của ô tô chở hàng là không quá 25 năm.

- Ô tô chở người từ 10 chỗ ngồi trở lên (kể cả chỗ người lái), ô tô chở người chuyên dùng chuyển đổi thành ô tô chở người dưới 9 chỗ ngồi (kể cả chỗ người lái) có niên hạn sử dụng của ô tô chở người là không quá 20 năm.

- Ô tô chở hàng chuyển đổi thành ô tô chuyên dùng và phải áp dụng niên hạn sử dụng của ô tô chở hàng là không quá 25 năm.

- Ô tô chuyên dùng, ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi (kể cả chỗ người lái) chuyển đổi thành ô tô chở hàng thì áp dụng niên hạn sử dụng của ô tô chở hàng là không quá 25 năm.

Hà My
Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường

Xem thêm

Liên kết