Xu hướng tăng trưởng tín dụng xanh quyết định chuyển đổi xanh?

Theo báo cáo tháng 6/2022 do Climate Bonds Initiative và Ngân hàng HSBC công bố, tổng giá trị thị trường tín dụng xanh, trái phiếu xanh năm 2021 tại Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD.
Phát triển tín dụng xanh là xu thế tất yếuHoREA đề xuất 'nới trần' phát hành trái phiếu doanh nghiệpViệt Nam nền kinh tế được dự báo tăng trưởng cao nhất châu Á – Thái Bình DươngKinh tế tuần hoàn: Giải pháp tối ưu cho các doanh nghiệp

Chuyển đổi xanh là xu hướng tất yếu để phát triển kinh tế bền vững và song song với việc bảo vệ môi trường. Tăng trưởng tín dụng xanh là một yếu tố cốt lõi giúp thực hiện chuyển đổi xanh theo hướng tích cực.

Theo các chuyên gia thì tín dụng xanh ở Việt Nam vẫn còn là khái niệm mơ hồ. Tuy nhiên trên thực tế, có nhiều nước trên thế giới đã thực hiện mô hình vay vốn tín dụng xanh, cung cấp các gói tín dụng xanh cho doanh nghiệp, các tổ chức hoạt động vì cộng đồng và môi trường.

Xu hướng tăng trưởng tín dụng xanh quyết định chuyển đổi xanh? - Ảnh 1
Chuyển đổi xanh là xu hướng tất yếu để phát triển kinh tế bền vững và song song với việc bảo vệ môi trường. (Nguồn Internet)

Vấn đề của các ngân hàng ở Việt Nam chính là việc “bung” tín dụng xanh không phải bất kỳ ngân hàng nào cũng triển khai được. Có một số ngân hàng vừa mới thực hiện việc phổ biến, bước đầu xác định kế hoạch mở danh mục tín dụng xanh trong tương lai. Còn đối với các ngân hàng lớn, tỉ lệ dư nợ tín dụng xanh chiếm cao hơn so với các năm trước.

Tính đến cuối năm 2012, dư nợ tín dụng xanh là hơn 440.000 tỷ đồng (hơn 4,2 tổng dư nợ toàn nền kinh tế). Mức dư nợ này đã tăng mạnh vì cuối năm 2015, dư nợ tín dụng xanh chỉ hơn 70 nghìn tỷ đồng (chiếm 1,5% tổng dư nợ toàn hệ thống). Có thể nhận thấy tín dụng xanh đang có xu hướng tăng trưởng ở Việt Nam mặc dù tỷ lệ % dư nợ tín dụng của nó không phải quá lớn.

Có một vài tín hiệu tích cực từ một số ngân hàng, tổ chức tài chính quốc tế khi công bố tài trợ những khoản tín dụng xanh lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Điển hình như HSBC thu xếp khoản tín dụng xanh trị giá 900 tỷ đồng cho Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (Tập đoàn REE) với kỳ hạn 7 năm, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) đã cam kết sẽ tiếp tục đồng hành trong lĩnh vực tài chính - tín dụng xanh nhằm chống lại biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sống, hệ sinh thái ở Việt Nam.

Vấn đề một số ngân hàng còn có tâm lý e dè khi đầu tư vào lĩnh vực xanh, nhất là năng lượng tái tạo chính là thời gian hoàn vốn dài, chi phí đầu tư lớn và rủi ro thị trường cao. Trong khi đó nguồn vốn dùng để huy động của các tổ chức tín dụng thường tập trung ngắn hạn, còn trung và dài hạn không được phổ biến. Hầu hết nguồn vốn tín dụng xanh đều tập trung chủ yếu vào nông nghiệp xanh dẫn đến sự mất cân bằng đối với các lĩnh vực khác cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và môi trường xung quanh con người.

Nông nghiệp xanh cũng chỉ đóng vai trò là một trong rất nhiều mắc xích tác động đến chuyển đổi xanh. Để có thể cân bằng được các lĩnh vực cần có sự hài hòa, giữ được sự ổn định trong các danh mục xanh để không rót vốn quá nhiều vào bất kỳ lĩnh vực nào. Tập trung quá mức vào lĩnh vực nào cũng sẽ dẫn đến ảnh hưởng các lĩnh vực không được chú trọng đầu tư.

Xu hướng tăng trưởng tín dụng xanh quyết định chuyển đổi xanh? - Ảnh 2
Yếu tố “xanh” này góp phần to lớn trong việc bảo vệ môi trường, cân bằng các giá trị và nâng cao chất lượng sống của con người. (Ảnh minh họa)

Sự kết hợp của các ngân hàng nhà nước trong việc hỗ trợ và đảm bảo an toàn, hạn chế các rủi ro đối với các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng đóng vai trò quan trọng để đẩy mạnh tín dụng xanh phát triển đúng hướng.

Đồng thời các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng cũng phải hình thành danh mục xanh, xây dựng kế hoạch - định hướng phát triển các gói hỗ trợ vay vốn cho các doanh nghiệp, kiểm soát tốt các rủi ro và linh hoạt trong đầu tư. Mô hình tín dụng xanh đối với nền kinh tế là một trong những yếu tố có tính tiên quyết đến việc chuyển đổi xanh.

Yếu tố “xanh” này góp phần to lớn trong việc bảo vệ môi trường, cân bằng các giá trị và nâng cao chất lượng sống của con người. Tín dụng xanh đang dần được quan tâm nhưng nó cần được đặt ở vị trí ưu tiên hàng đầu trong việc phát triển kinh tế nhằm mang đến lợi ích lâu dài cho tương lai.

Bích Ngọc